ttth247.com

Cô gái 6 năm với 20 hoạt động giao lưu quốc tế

Trò chuyện cùng Tuổi Trẻ khi đang chuẩn bị những điều cần thiết trước khi đặt chân lên tàu của SSEAYP lần thứ 48 sắp tới, Bình Nhi chia sẻ:

- Tôi bắt đầu để ý đến các hoạt động giao lưu quốc tế từ năm 2018. Tuy nhiên, năm 2019 mới là chuyến xuất ngoại đầu tiên khi tôi đang là sinh viên năm cuối. Tôi đến Bangkok (Thái Lan) tham dự một chương trình do ĐH Meiji (Nhật Bản) tổ chức.

Tôi nhớ mãi cảm giác lần đầu tiên dùng tiếng Anh giao tiếp gần như trọn vẹn cả ngày. Vượt qua mọi lo lắng, bất an, tôi tự nhủ "Mình có thể làm được!". Chuyến đi cho tôi gặp nhiều bạn trẻ giỏi giang, khiêm tốn, luôn nỗ lực học hỏi và dành tình cảm khá nhiều cho Việt Nam. Tôi nhận ra mối quan hệ bền vững luôn đi cùng với sự chân thành và tôn trọng.

Giấc mơ nhiều năm

* Vì sao SSEAYP lại là giấc mơ nhiều năm của bạn?

- Tám năm trước, lần đầu tiên tôi nghe về SSEAYP qua một người thầy từng là cựu đại biểu chương trình này. Nghe những chia sẻ của thầy, tôi thấy đó là sáng kiến rất hay và chợt nghĩ một đứa đam mê xê dịch, văn hóa và ngoại ngữ như mình có thể học hỏi tốt từ hoạt động này.

Ước mơ trở thành đại biểu SSEAYP bắt đầu lớn dần. Cho đến năm 2018 trở thành tình nguyện viên đón tàu cập cảng Cát Lái, tôi nhìn các anh chị đoàn đại biểu Việt Nam bước xuống tàu với lá cờ Tổ quốc trên tay, trong tôi xúc động, tự hào và thấy như mình yêu nước hơn bao giờ hết. Ngày tiễn tàu, tôi khóc nhiều lắm, nhớ hoài hình ảnh những dải dây ruy băng nhiều màu được các đại biểu thả từ boong tàu lúc chia tay.

Khoảnh khắc đó thúc giục tôi nỗ lực nhiều hơn để đạt được ước mơ trở thành đại biểu. Tôi đã từng thử sức nhưng lần đó chưa có duyên với chương trình. Cho đến năm nay biết tin chương trình hoạt động lại sau thời gian gián đoạn vì COVID-19, tôi liều mình nộp đơn một lần nữa. Nhìn thấy tên mình trong danh sách đại biểu chính thức với tôi có lẽ tự hào và hạnh phúc cũng chưa diễn tả hết được cảm xúc của mình.

* Bạn đã chuẩn bị gì cho hải trình đáng mong ước này?

- Trong vai trò trợ lý lãnh đạo thanh niên của đoàn đại biểu Việt Nam, tôi cố gắng kết nối 17 thành viên sao cho giúp mọi người cảm thấy mình thuộc về tập thể này để cùng đóng góp vào từng hoạt động trên tàu.

Góc độ cá nhân, tôi mong có thể xây dựng, gìn giữ những tình bạn xuyên quốc gia sau chương trình để SSEAYP sẽ là ký ức hạnh phúc của tôi và các bạn cùng hiện diện nơi đó.

Còn đoàn đại biểu Việt Nam sẽ đến SSEAYP 2024 bằng hình ảnh người Việt trẻ sáng tạo, đoàn kết, ham học hỏi. Chúng tôi muốn chia sẻ nhiều nét văn hóa với bạn bè quốc tế qua hình ảnh áo dài, cà phê, Tết Việt, nghệ thuật hát xẩm… cùng tinh thần "cống hiến hết mình" với các dự án cộng đồng.

Mở mang tầm mắt

* Khoảng 20 chuyến đi, đâu là chương trình ấn tượng nhất với Bình Nhi?

- Chuyến đi đến ĐH Công nghệ Nanyang ở Singapore tháng 7-2022 trong chương trình "Youth Regional Affairs Dialogue" với tôi là dấu mốc cực kỳ quý giá. Chương trình dành cho cử nhân đại học và sau đại học, trong khi tôi đang chờ nhận bằng tốt nghiệp nên có chút phân vân.

Nhưng tôi cứ liều mình ứng tuyển và trở thành một trong ba đại biểu Việt Nam tham gia cùng gần 80 sinh viên khắp châu Á. Tôi tự tin hơn sau chuyến đi này, giúp tôi dám liều lĩnh hơn những lần sau đó. Tôi vẫn giữ kết nối mà đến giờ các đại biểu vẫn thường nhắn tin, liên lạc hỏi thăm nhau.

* Đâu là điều bạn cho rằng mình được nhận lại sau mỗi chương trình giao lưu, kết nối bạn bè năm châu?

- Sáu năm với nhiều chương trình ngắn hạn và dài hạn, giao lưu quốc tế cả trong và ngoài nước với các hình thức khác nhau tạo cơ hội để tôi gặp được nhiều bạn bè các nước không chỉ trong chương trình mà còn là hoạt động sau đó. Chúng tôi cùng nhau thực hiện dự án xã hội, sẵn sàng hỗ trợ nhau hết mình khi hoàn tất hồ sơ ứng tuyển các chương trình, học bổng.

Tôi vốn yêu thích ngôn ngữ, vẫn thường chủ động giới thiệu với bạn bè quốc tế về tiếng Việt và đất nước mình. Có những chương trình mà sau đó mỗi khi nhận được tin nhắn "Có đang ở Việt Nam không, mình sắp ghé thăm nè" của một bạn nước ngoài nào đó cũng khiến tôi nhận ra chuyến giao lưu trọn vẹn hơn bao giờ hết.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 ngày trước - 100 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn từ 11 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long đã tụ hội tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang chiều 18-10 nhận học bổng Tiếp sức đến trường năm 2024 của báo Tuổi Trẻ.
1 tháng trước - Lào- Năm 10 tuổi, một lần ra sân bay tiễn người anh họ sang Việt Nam du học, cô bé Maysaa nói với mẹ sau này nhất định cũng sang vì "yêu Việt Nam".
1 ngày trước - Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn sinh viên có từ 2 - 4 giờ đồng hồ rảnh mỗi ngày, nhưng lại không sử dụng thời gian này hiệu quả. Thay vì dành thời gian cho phát triển bản thân, nhiều bạn trẻ vẫn bị cuốn vào những hoạt động giải trí hay...
4 ngày trước - Hoa khôi Wushu Vũ Thùy Linh đã có những chia sẻ về người mẹ dịu dàng của mình - võ sư Nguyễn Phương Lan.
2 tuần trước - Tiếp xúc với tiếng Anh từ khi mới 3 tuổi, em Nguyễn Trần Nhật Minh, một học sinh lớp 7 ở thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng đã xuất sắc đạt điểm IELTS 8.0. 
Xem tin bài khác
24 phút trước - Màn chinh phục gái xinh nhanh gọn của anh chàng từng “đổ vỡ” khiến ai cũng phấn khích.
1 giờ trước - Sự thịnh vượng của gia tộc Bối thị được cho là bắt đầu từ Bối Lan Đường hành nghề y và kinh doanh thuốc từ khoảng năm 1500-1600, đến nay là 17 đời.
1 giờ trước - Malaysia- Đầu tháng 10, Nurul Syazwani lên mạng xã hội cho biết người chồng bị liệt vì tai nạn xe hơi được cô chăm sóc 6 năm qua, đã khỏe lại và lấy vợ mới.
2 giờ trước - Sau buổi lễ vinh danh diễn ra vào ngày 7/10 tại Thủ đô Hà Nội, đại diện công ty TCP Việt Nam và Trung ương Hội LHTN Việt Nam đã có nhiều chia sẻ đầy cảm xúc khi nhìn lại hành trình 5 năm hợp tác tổ chức chương trình “Tỏa sáng Nghị lực...
2 giờ trước - Ông đã mua một biệt thự để cho 6 người vợ cùng chung sống, mỗi tháng chu cấp cho họ 250 triệu tiền tiêu vặt.