ttth247.com

Cô gái Đà Lạt đi 'nhân' vườn khắp cả nước

Với chị Diệu Linh, trồng cây xanh ở đâu cũng được miễn là đem lại thêm không gian xanh, đẩy lùi ô nhiễm môi trường.

Cớ sao cứ phải trồng vườn nhà mình?

Trên trang cá nhân của chị Linh (ngụ tại phường 5, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) cứ vài ngày chị lại lên bài đăng vừa mới tặng cây cho mọi người.

Cách đây ít hôm chị Linh đã tặng 100 cây phượng vàng và 200 cây phượng đỏ cho bất kỳ ai là bạn bè của chị trên mạng xã hội.

Chị còn cẩn thận dặn dò: "Phượng vừa có rễ ngang vừa có rễ cọc, nên rất khỏe, rễ to tán to, tán đi đến đâu rễ đi đến đấy, giữ đất giữ nước, hoa đẹp và tốt đất. Nên trồng ở nơi rộng rãi, chừa đất quanh rễ nhiều, đừng làm bê-tông sát gốc, qua được một mùa mưa. Cây bám rễ rồi thì cứ vậy mà lớn thôi, ít cần chăm sóc".

Lướt thêm trang cá nhân của chị thì cứ cách vài ngày chị lại tặng cây giống, khi thì 50 cây mai anh đào, lúc lại 30 cây dẻ hạt lớn, thêm 30 cây bồ kết rừng lá đỏ cho bất kỳ ai có nhu cầu trồng cây. Chị bảo rằng chẳng nhớ được con số chính xác đã tặng bao nhiêu cây giống, chỉ ước chừng khoảng gần 100.000 cây trong 4 năm qua.

Chị Linh kể, xuất phát từ việc có nhiều giống cây nhưng không có đất trồng, năm 2020 chị Linh đã sáng lập mô hình Vườn ở khắp nơi. Thông điệp mà chị Linh muốn truyền tải là nếu bạn muốn trồng cây gây rừng không nhất thiết bạn phải có đất đai, nguồn lực mà bạn có thể chia sẻ cây với những người có đất, có vườn để trồng cây. Khu vườn đó bạn cũng có thể đến chăm sóc và tận hưởng không gian xanh mà cây rừng mang lại.

"Có một số cây mà mình chờ có đất trồng chắc không bao giờ nên mình nghĩ không có đất của mình thì mình trồng vào đất người khác. Mình nhờ họ chăm sóc giùm, thỉnh thoảng mình đến vườn đó chăm sóc, nhìn nó ra hoa, kết trái và tận hưởng không khí trong lành mà cây tạo ra", chị Linh chia sẻ.

Khi mới bắt đầu làm dự án, số lượng người xin cây rất đông. Chị Linh nhận ra rằng, có rất nhiều người muốn trồng cây nhưng có trở ngại chung là không có đất, chị muốn qua dự án để mọi người có thể trồng cây ở bất cứ đâu không nhất thiết phải sở hữu trên mảnh đất của mình.

Mô hình Vườn ở khắp nơi được triển khai đầu tiên ở các trường học, nhà chùa, đoàn thanh niên. Các đơn vị xin khoảng 300 cây một đợt, sau này cá nhân hay các nhóm cộng đồng xin đông hơn mỗi nơi từ vài chục đến vài trăm cây. Một số người xin cây để trồng cho cả xóm hoặc trồng nguyên một tuyến đường.

Năm 2020 là năm đầu tiên triển khai dự án. Chỉ với 30 triệu đồng từ nguồn đóng góp của bạn bè và một số chủ vườn, chị Linh đã gửi tặng được 3.000 cây xanh khắp Lâm Đồng. Tại hội chợ 0 đồng lần thứ 13 do chị Linh tổ chức (năm 2020) chị được mạnh thường quân ủng hộ 5 triệu đồng nhưng thay vì tặng vật phẩm chị Linh "đầu tư" dự án Vườn ở khắp nơi mang hạt giống, cây giống đến tặng cho mọi người. Năm 2021 Vườn ở khắp nơi đã tặng và trồng được 20.000 cây ở Đà Lạt.

Anh Trang Sử, một người trồng rừng (huyện Đắk Tô, Kon Tum) cho biết: Tôi được nhận rất nhiều cây xanh từ chị Linh và đã trồng thành một khu rừng nhỏ gồm sưa, gõ, muồng. Tôi đặt tên là khu rừng Phan Diệu Linh và cắm biển "D.Linh’s Forest". Tôi mong muốn các con tôi sau này sẽ yêu quý và bảo vệ rừng, vì rừng chính là cuộc sống của chúng ta.

Phủ xanh từ trong chính trái tim

Đầu năm 2022, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) đã kết hợp với chị Linh phát triển mô hình Vườn ở khắp nơi thành dự án TreeBank (ngân hàng cây xanh) tại TP Hồ Chí Minh và được hộ trợ bởi Quỹ Sáng kiến cộng đồng Canada.

Chỉ riêng trong năm 2022, TreeBank đã trao tặng, trồng tại Lâm Đồng và một số tỉnh lân cận được 11.000 cây. Hiện nay TreeBank đã phát triển mô hình trên phạm vị toàn quốc trở thành chiếc cầu nối để đưa cây về đất, phủ xanh những khoảng đất trống, đồi trọc và cung cấp thêm nguồn dưỡng khí vào bầu khí quyển, góp phần bảo vệ môi trường.

Anh Trần Nhật Minh, viện trưởng Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED) cho biết: Nguyên văn sáng kiến ban đầu từ dự án Vườn ở khắp nơi của chị Linh, đến nay đã phát triển thành chương trình TreeBank.

TreeBank đã có định hướng rất cụ thể là kết nối những người muốn trồng cây trong cộng đồng với những người chủ vườn rừng là những người muốn nhận cây và muốn trồng cây trên mảnh đất của mình. Với phương thức và nhu cầu của 2 nhóm người ấy đã kết nối lại tạo ra một hiệu quả trồng cây được số lượng lớn và đạt hiệu quả bền vững.

Còn đối với chị Rơ Môn Nen La, một người dân ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng từng nhận được cây giống chia sẻ: Trồng một cây, hai cây, ba cây rồi sẽ thành rừng. Người dân chúng tôi không chỉ sống dựa vào rừng mà rừng còn góp phần cải thiện môi trường, chống lại biến đổi khí hậu. Sau nay, những đứa con tôi cũng sẽ yêu quý rừng như xương máu vì chúng được giáo dục tình yêu với cây xanh, rừng từ bé.

Ban đầu, chị Lịnh xác định địa bàn tặng cây ở Đà Lạt, đến nay dự án đã không chỉ mở rộng ra toàn tỉnh Lâm Đồng mà còn ở một số tỉnh lân cận. Dự án của chị Linh là dự án thuần khiết vì không phát sinh chi phí nào ngoài cây giống và vận chuyển, tỉ lệ cây trồng thành công khoảng 85-90%. 

Hiện nay mỗi tháng chị Linh gửi khoảng 1.000 cây xanh, ai xin chị cũng cho vì theo chị người trồng cây là người luôn hướng về sự tốt đẹp. Và đặc biệt chị đã dần gỡ bỏ được khuôn mẫu và tính sở hữu của con người với cây vườn, chỉ cần trồng cây là chúng ta đã góp ích cho cộng đồng, cho dù trồng ở bất cứ đâu trên trái đất.

Sống ở phố thị đông đúc, chị Linh từng có ước mơ sẽ có một vườn cây xanh để ra nghỉ ngơi mỗi ngày, tận hưởng không khí trong lành. Đến nay, chị Linh là người "giàu có" nhất khi đã có hàng ngàn vườn cây ở khắp mọi miền đất nước. Mỗi khi đi ngang qua khu vườn do mình gửi cây hay nhận những hình ảnh chủ vườn gửi về chị Linh vô cùng xúc động bởi vườn cây xanh tốt. Vui hơn nữa là không chỉ chị cảm nhận được niềm vui đó mà chủ vườn hoặc bất kỳ ai cũng có thể thụ hưởng lợi ích mà rừng cây mang lại.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Lâm nguy vì "nội gián". Cú sốc nặng nề khi niềm tin sụp đổ. 10 năm phải ngưng kinh doanh. Đứng trước bờ vực phá sản… Những chia sẻ gan ruột từ những nhân vật đình đám trong giới doanh nhân - tài chính tại cuộc gặp gỡ "Đã hơn một lần… làm...
1 tuần trước - Gọi là vợ cho vui, chứ người đàn bà đã cho Thương Tín hạnh phúc được làm cha ở buổi hoàng hôn cuộc đời không có nổi mảnh giấy hôn thú, cũng không hề có một đám cưới với tài tử lừng lẫy một thời. Có người bảo vợ nhặt trong truyện ngắn của...
1 tháng trước - Từ khi đặt mục tiêu mua 3 căn nhà vào năm 19 tuổi, cô gái không mua bất kỳ bộ quần áo mới nào.
2 tuần trước - "FPT có khoảng 1.000 shop, tôi mới hỏi các bạn giám đốc rằng ai là người tiếp xúc khách hàng đầu tiên, họ bảo là bạn đứng ở cửa. Sai, đấy là bảo vệ. Tôi đến Thế Giới Di Động và đã thấy cách anh Tài dạy cho bảo vệ", ông Hoàng Nam Tiến chia...
3 tuần trước - Mưa bão liên tiếp gây thiệt hại cho sản xuất ở miền Bắc, miền Trung khiến giá thực phẩm thiết yếu leo thang dù cơ quan quản lý và nhiều doanh nghiệp nỗ lực bình ổn, kiểm soát giá.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Cuộc đua khai thác tiểu hành tinh không chỉ là cuộc đua về tài nguyên, mà còn là cuộc đua để trở thành tỷ phú nghìn tỷ đầu tiên. Những doanh nhân táo bạo trong tương lai sẽ không chỉ thay đổi bức tranh kinh tế của loài người mà còn góp...
1 giờ trước - Theo nhóm phân tích, dù tốc độ tăng trưởng kép hàng năm của EPS cho VN-Index cao hơn S&P500 giai đoạn từ 2016 đến nay, song S&P500 vẫn có sự bứt phá mạnh hơn.
1 giờ trước - Trong bối cảnh các lãnh đạo cấp cao đua nhau thoái vốn tại công ty, một cá nhân vừa chi gần 30 tỷ đồng để trở thành cổ đông lớn.
1 giờ trước - Trong tuần này có 8 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt, mức cao nhất là 20% và thấp nhất là 5%.
2 giờ trước - Phiên đấu giá 27 thửa đất nội thành Hà Nội kết thúc ở vòng đấu thứ 14, trong đó thửa đất rộng 57,5 m2 cạnh nghĩa trang đã trúng giá cao nhất là 15 tỉ đồng.