ttth247.com

Cô gái tiết kiệm được tới 80% thu nhập nhờ hạn chế chi tiền cho 3 thứ: CĐM khen nức nở, “phải học bạn này mới được!”

Tiết kiệm 50% thu nhập đã khó, làm thế nào mà cô gái này có thể tiết kiệm tới 80% thu nhập?

Cô gái tiết kiệm được tới 80% thu nhập nhờ hạn chế chi tiền cho 3 thứ: CĐM khen nức nở, “phải học bạn này mới được!”- Ảnh 1.

Với những người đang loay hoay vật vã trên hành trình cắt giảm chi tiêu, hình thành thói quen tích lũy, tiết kiệm tới 80% thu nhập là một tỷ lệ lý tưởng đến mức… không tưởng. Việc này đương nhiên không đơn giản nhưng cũng không hẳn là bất khả thi.

Nếu bạn vẫn đang kẹt lại ở mức tiết kiệm 10 - 20 - 30% thu nhập hàng tháng, lắng nghe chia sẻ của cô gái này có thể sẽ giúp bạn thay đổi cục diện đấy.

Cắt giảm tối đa mọi chi phí cơ bản, hạn chế luôn cả tiền mua sắm

Mới đây trên nền tảng MXH Threads, một cô gái đã liệt kê những thói quen giúp cô tiết kiệm được tới 80% thu nhập mỗi tháng. Bài đăng hiện đang thu hút được sự quan tâm của CĐM.

Cô gái tiết kiệm được tới 80% thu nhập nhờ hạn chế chi tiền cho 3 thứ: CĐM khen nức nở, “phải học bạn này mới được!”- Ảnh 2.

Hạn chế ăn ngoài là một trong những yếu tố giúp cô bạn tiết kiệm được 80% thu nhập

Cô gái tiết kiệm được tới 80% thu nhập nhờ hạn chế chi tiền cho 3 thứ: CĐM khen nức nở, “phải học bạn này mới được!”- Ảnh 3.

Một vài bữa ăn tự nấu mà cô bạn chia sẻ

Cô gái tiết kiệm được tới 80% thu nhập nhờ hạn chế chi tiền cho 3 thứ: CĐM khen nức nở, “phải học bạn này mới được!”- Ảnh 4.

Cô bạn này đang sống cùng bạn trai và được bạn trai hỗ trợ phần lớn tiền sinh hoạt phí. Bên cạnh đó, cô cũng hạn chế tối đa tiền mua sắm quần áo, mỹ phẩm

Các khoản chi tiêu cơ bản hàng tháng của cô bạn này có thể tóm tắt như sau:

Tiền thuê nhà: 11% thu nhập.

Tiền chi tiêu cá nhân (bao gồm tiền ăn trưa bên ngoài, tiền mua thực phẩm, tiền gặp gỡ bạn bè): 2 - 2,5 triệu/tháng.

Tiền sinh hoạt phí: 1-3 triệu/tháng.

Trong chia sẻ của mình, cô bạn này cho biết bản thân hạn chế đi ăn, đi chơi hay nói chung là gặp gỡ bạn bè. Việc này giúp cô tiết kiệm một khoản kha khá, cả tháng tối đa chỉ chi 2,5 triệu đồng cho các nhu cầu cá nhân. Đây là con số có phần lý tưởng, đặc biệt là với con gái.

“Gặp gỡ bạn bè, đi chơi: mình không có khoản này, không phải vì mình không có bạn, mà là vì mình ưu tiên phát triển bản thân hơn ở những năm gần đây. Tiền ăn chơi cũng nằm trong tiền tiêu. Bạn bè mình ai cũng có công việc riêng, và họ đều tập trung sự nghiệp cũng như phát triển bản thân, nên họ cũng không có thời gian đi chơi với mình. Lớn rồi, chỉ xem story và nhắn nhau vài cái tin là đủ catch up, vài tháng mới đi chơi, đi ăn một lần” - Cô bạn viết.

Bên cạnh các khoản chi tiêu cố định, cơ bản hàng tháng, cô bạn này cũng hạn chế chi tiền mua sắm quần áo và ưu tiên chọn những sản phẩm theo phong cách tối giản, không lỗi thời. Tiền mua xe máy hay nâng cấp các sản phẩm công nghệ cũng nằm trong danh sách hạn chế chi tiêu của cô.

Cô gái tiết kiệm được tới 80% thu nhập nhờ hạn chế chi tiền cho 3 thứ: CĐM khen nức nở, “phải học bạn này mới được!”- Ảnh 5.

"Phải học hỏi bạn mới được"

Cô gái tiết kiệm được tới 80% thu nhập nhờ hạn chế chi tiền cho 3 thứ: CĐM khen nức nở, “phải học bạn này mới được!”- Ảnh 6.

Không ít người tỏ ra nể phục cách chi tiêu, tiết kiệm của cô bạn

Sống cùng bạn trai, quản lý tài chính và chi tiêu thế nào để tình không “toang” vì tiền?

Không khó để nhận ra bên cạnh khả năng tiết chế nhu cầu mua sắm và ăn chơi, sống cùng bạn trai, được bạn trai hỗ trợ sinh hoạt phí cũng là yếu tố giúp cô bạn trong câu chuyện phía trên có thể tiết kiệm được tới 80% thu nhập.

Tạm bỏ qua câu chuyện có nên sống cùng người yêu hay không, rõ ràng, không phải cặp đôi nào chung sống cùng nhau cũng vui vẻ, thuận buồm xuôi gió. Một trong những nguyên nhân gây sứt mẻ tình cảm sau khi chung sống chính là bất đồng chuyện chi tiêu hay nói rộng hơn, là bất đồng trong việc quản lý tài chính.

Vậy làm sao để hạn chế tình trạng ấy?

1 - Bình thường hóa những cuộc nói chuyện về tiền bạc

Whitman - Tác giả cuốn sách Smart Women Protect Their Assets (Tạm dịch: Cách phụ nữ thông minh bảo vệ tài sản) cho biết khi đã sống chung, tiền bạc cũng giống như việc rửa bát, dọn dẹp nhà cửa. Điều này có nghĩa là bạn không nên nghiêm trọng hóa những cuộc trò chuyện về chủ đề tiền bạc, và phải thường xuyên cùng nhau tổng kết lại chi tiêu nói riêng và tình hình tài chính cá nhân nói chung, mỗi tháng 1 lần.

Whitman nói: "Bạn nên đưa chủ đề quản lý tài chính vào danh sách những đầu việc cần làm hàng tháng" .

Cô gái tiết kiệm được tới 80% thu nhập nhờ hạn chế chi tiền cho 3 thứ: CĐM khen nức nở, “phải học bạn này mới được!”- Ảnh 7.

Ảnh minh họa

Sophia Bera Daigle - Người sáng lập Dự án cộng đồng GenY Planning Texas (Mỹ) cũng có quan điểm tương tự. Sophia cho biết khi chung sống, cả hai cần cập nhật cho nhau những thay đổi trong thu nhập, mục tiêu tiết kiệm, đặc biệt là các khoản nợ vì chúng đều ảnh hưởng không nhỏ tới mối quan hệ.

"Nếu một người đặt mục tiết kiệm để mua nhà sống cùng một người chỉ thích xài tiền để ăn chơi, cuộc sống chung của họ chắc chắn sẽ có nhiều xích mích, không sớm thì muộn" - Sophia khẳng định.

2 - Xác định rõ ràng tỷ lệ đóng góp các chi phí khi chung sống

Wynne Whitman nói: "Một trong những cuộc trò chuyện đầu tiên mà các cặp đôi cần thực hiện trước khi chuyển tới sống cùng nhau chính là: Nên phân chia tỷ lệ đóng góp tiền bạc như thế nào trong việc thanh toán các chi phí chung?" .

Sau đó, bà khẳng định 50-50 không phải lúc nào cũng là tỷ lệ đóng góp lý tưởng khi một cặp đôi quyết định sống chung.

"Điều quan trọng không phải là mỗi người đóng góp bao nhiêu tiền trong việc duy trì cuộc sống chung, mà chính là hai bạn đã nghiêm túc thảo luận về vấn đề này, để tìm ra một tỷ lệ phù hợp với tình hình tài chính của cả hai ở thời điểm ấy, có thể là 40-60 hoặc 35-65,... Việc này sẽ giúp hạn chế rất nhiều vấn đề căng thẳng sau khi giai đoạn "trăng mật" qua đi" - Wynne Whitman khẳng định.

Source: cafebiz.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Ở động lừa đảo không có vòi sen hay bàn chải đánh răng và giường thì nhuốm đầy máu. Nam diễn viên nhìn thấy bốn người bị bắn chết khi họ cố giật súng từ tay lính canh.
2 tuần trước - Trung Quốc từng có nhiều người học đàn piano nhất thế giới với 60 triệu học viên, thế nhưng thứ từng là biểu tượng của giới thượng lưu nay chỉ còn là trò xa xỉ phí thời gian và tốn tiền.
3 tuần trước - Thuế thừa kế tại Mỹ có thể lên đến 40% và việc thừa hưởng di sản để trở thành nữ tỷ phú giàu nhất thế giới không phải điều dễ. Thế nhưng gia tộc Walton sở hữu Walmart lại có một quyết định để đời khiến con cháu sống sung sướng.
1 tháng trước - Hai phần ba số sản phẩm thời trang của thương hiệu Shein không vượt qua các bài kiểm tra chất lượng, một số sản phẩm bị phát hiện chứa hóa chất độc hại.
1 tháng trước - "Ở tuổi 30-35, mọi người hay có cảm giác phải tự thưởng cho bản thân một chút. Thưởng cái nhà, cái xe, cái điện thoại mới. Tại sao phải thưởng? Nhiều khi rảnh lại đi chữa lành. Chính những cảm xúc nhất thời như vậy sẽ ảnh hưởng tài chính...
Xem tin bài khác
2 phút trước - Bộ Công Thương cũng đưa ra kế hoạch sẽ nghiên cứu, xây dựng trung tâm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo ô tô tại ba miền, trong đó có xe điện.
22 phút trước - Từ góc nhìn của doanh nghiệp, chúng ta cần hiểu sao cho đúng và từ khía cạnh của các chuyên gia, cộng đồng kinh doanh và các người có ảnh hưởng nên có góc nhìn như thế nào với các hoạt động này.
22 phút trước - Tại "Làng du lịch tốt nhất thế giới" Tân Hóa - nơi được ví như vùng "rốn lũ" của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, đã có hơn 400 ngôi nhà bị ngập sâu trong nước.
23 phút trước - Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không kiểm soát chặt chẽ giấy tờ hành khách nước ngoài để giảm thiểu trường hợp bị từ chối nhập cảnh vào Việt Nam.
23 phút trước - Sáng ngày 7/9/2024, Cụm đoàn thanh niên Vietcombank khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã tổ chức Lễ cắt băng khánh thành, bàn giao công trình “Thắp sáng đường biên” tại Đồn Biên phòng Yok M'Bre, xã Ea Bung, huyện Ea Súp, Đắk Lắk.