ttth247.com

Có thể thu thêm 2.000 tỉ đồng/năm từ rơm rạ

Ngày 27.8, tại TP.HCM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) và Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo "Tham vấn về tiếp cận tài chính trong chuỗi giá trị Lúa gạo phát thải thấp tại Việt Nam". Theo các chuyên gia, rơm rạ cũng là nguồn thu quan trọng trong quy trình sản xuất mới.

Có thể thu thêm 2.000 tỉ đồng/năm từ rơm rạ- Ảnh 1.

Các chuyên gia trong nước và quốc tế cùng thảo luận về cơ chế vốn cho chuỗi giá trị lúa gạo xanh

CHÍ NHÂN

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn nêu vấn đề: Tại Việt Nam, sản xuất lúa gạo đã đạt ngưỡng về nhiều mặt từ khai thác tài nguyên, năng suất, chất lượng và thậm chí cả vấn đề giá cả, lợi nhuận. Chính vì vậy, nhu cầu phát triển đòi hỏi cần phải chuyển đổi mô hình sang một hướng đi mới phù hợp với xu hướng thị trường. Trong bối cảnh đó, Đề án một triệu hecta lúa chất lượng cao phát thải thấp ra đời, thay đổi căn bản quy trình sản xuất truyền thống theo hướng hiện đại và thân thiện với môi trường. Theo tính toán, ngay việc đơn giản là mang rơm rạ ra khỏi đồng ruộng và bán theo giá thị trường hiện nay thì nguồn thu cũng lên đến 2.000 tỉ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ mô hình sản xuất truyền thống sang hướng mới cần nhiều nguồn lực để thay đổi hạ tầng.

Ông Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Viện IRRI, nhấn mạnh: Từ mô hình thí điểm ở Việt Nam này, nếu thành công có thể nhân rộng ra toàn thế giới để hướng đến việc xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp bền vững, nông dân giàu có hơn.

TS Trần Đại Nghĩa, Trưởng ban Kinh tế Tài nguyên và Môi trường (Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp và nông thôn - IPSARD) cho biết: Nhu cầu tài chính cho công tác giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam rất lớn, riêng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và sử dụng đất đang thiếu hụt khoảng 10 - 31 lần so với nhu cầu. Đối với Đề án 1 triệu ha, nhu cầu vốn đến năm 2030 cần đến 2,1 tỉ USD để áp dụng các quy trình sản xuất mới. Đây cũng là thách thức lớn với việc triển khai thực hiện đề án.

Theo ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, khó khăn hiện nay là nông dân và hợp tác xã quy mô nhỏ nên thiếu vốn sản xuất trong khi đó các mô hình tín dụng truyền thống ít phù hợp. Chính vì vậy, cần nghiên cứu sửa đổi chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn. Bên cạnh đó cần có chương trình tín dụng cho sản phẩm lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp vùng ĐBSCL. Ngoài ra, cần nghiên cứu triển khai mô hình chuỗi giá trị tài chính là mô hình cho vay liên kết giữa 3 bên gồm ngân hàng - doanh nghiệp đầu mối chuỗi liên kết và hợp tác xã.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Hết năm 2023, tổng quỹ BHYT kết dư hơn 40.000 tỉ đồng, trong đó 33.000 tỉ đồng kết dư trong dịch COVID-19.
1 tháng trước - Tình trạng mua bán hóa đơn diễn ra suốt nhiều năm qua vẫn đang tồn tại, thậm chí còn khiến hàng loạt doanh nghiệp khác bị vạ lây, không được hoàn thuế giá trị gia tăng do phải chờ xác minh.
1 tháng trước - Đoàn tàu tuyến metro số 1 TP.HCM đã gần như chốt thời điểm chính thức lăn bánh vào cuối năm nay.
1 tuần trước - Long An đang triển khai mạnh mẽ quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, định hướng cốt lõi hình thành ‘1 trung tâm - 2 hành lang - 3 vùng và 6 trục động lực’.
1 tuần trước - Dù chi hàng triệu USD cho giảm giá và khuyến mãi để thu hút người dùng, mới đây Gojek và Baemin đã quyết định rút lui khỏi thị trường Việt Nam - một trong những thị trường sôi động nhất Đông Nam Á.
Xem tin bài khác
16 phút trước - Ngày 20/9, Agribank Chi nhánh tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị công bố quyết định của Hội đồng thành viên Agribank bổ nhiệm Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Kiên Giang. Theo đó, bà Nguyễn Hồng Thắm được bổ nhiệm Giám đốc Agribank...
16 phút trước - Agribank Bắc Yên Bái được thành lập từ chi nhánh loại II (Agribank CN thành phố Yên Bái) vào tháng 10/2019. Vượt qua những khó khăn ban đầu và có những giải pháp phù hợp trong hoạt động kinh doanh, nên việc huy động vốn cũng như dư nợ cho...
16 phút trước - Ngày 11/9/2024, Công Ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Tập đoàn FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.
16 phút trước - Động thái giữ nguyên lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản phù hợp với kỳ vọng của thị trường.
16 phút trước - Các nhà phân tích nhận định rằng ít có khả năng Trung Quốc, thành viên quan trọng của BRICS, bán mạnh trái phiếu chính phủ Mỹ trong bối cảnh áp lực lên đồng Nhân dân tệ gia tăng do chênh lệch lãi suất giữa 2 nước.