ttth247.com

Con đường ghi dấu chân tình nguyện

Những ngày cuối chiến dịch, các công trường tình nguyện dường như cũng tất bật, hối hả hơn và công trình đã nên dáng, nên hình.

Không học xây dựng, nhưng trước khi ra quân Mùa hè xanh đều đã được tập huấn kỹ tỉ lệ vật liệu trộn bê tông thế nào nên chỉ cần có thợ lành nghề hướng dẫn là phối hợp nhịp nhàng luôn.

Chiến sĩ tình nguyện Đinh Hoàng Khương (Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM) khoe đầy tự hào rồi nói tiếp: "Làm đúng chuẩn mới đảm bảo chất lượng công trình cho bà con sử dụng bền nhất có thể chứ!".

Từ những giọt mồ hôi tình nguyện

Tiếng máy trộn bê tông rào rào. Máy dừng, các chiến sĩ Mùa hè xanh trút phần bê tông vừa trộn ra khu vực con đường đang được bê tông hóa từng đoạn theo hướng dẫn của anh Hưng, một thợ lành nghề ở địa phương. Rồi máy lại tiếp tục quy trình như thế với mẻ bê tông mới trong lúc thợ chính cán phẳng bề mặt đường.

Con đường Xương cá 1 đã xong hơn 90%. Tính toán của đội hình hơn chục sinh viên đến cuối chiến dịch là hoàn tất. Mấy bữa nay mưa nắng thất thường, đang nắng chang chang đó mà tự nhiên trời dịu hẳn, đám mây đen kéo đến cùng cơn mưa trút xuống. Đám chiến sĩ phải chạy đua với mưa kéo bạt che những mảng bê tông vừa đổ xuống còn chưa kịp ráo mặt cùng đống xi măng.

Chừng 20 phút, cơn mưa nhỏ dần rồi tạnh hẳn. Các bạn lại nổ máy cho mẻ bê tông mới. Đảm nhận bê tông hóa đoạn đường Xương cá 1 tại ấp 3, xã Long Thới, huyện Nhà Bè (TP.HCM) dài 220m, rộng 4m gồm chiến sĩ Mùa hè xanh Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) cùng chiến sĩ Hành quân xanh là dân quân xã và công an huyện. Ngoài ra còn có các chiến sĩ trung đoàn cảnh sát cơ động Đông Nam và bà con địa phương hỗ trợ.

Giảng viên trẻ Nguyễn Trí Dũng cùng 12 sinh viên đóng quân tại nhà dân gần con đường để tiện ra công trình. Hơn chục ngày qua, họ như những thợ xây thực thụ vì đã được tập huấn đầy đủ nên hầu như không bỡ ngỡ gì. Chưa kể trong đội có vài bạn đã lần thứ hai đi Mùa hè xanh nên càng quen việc.

Năm thứ hai đi Mùa hè xanh, Đinh Hoàng Khương nói đã quen với việc làm cầu, đường cũng vốn là thương hiệu của "thầy trò Bách khoa" nhiều năm rồi. "Được ở cùng nhà dân lúc đầu còn dè dặt nhưng rồi tụi mình dần quen với nếp sống gia đình nên hòa nhập tốt, còn học thêm kỹ năng giao tiếp, ứng xử, hiểu hơn đời sống bà con ngoại thành" - Khương nói.

Chú Tư - người dân ở ngay gần công trình - nói tụi nhỏ khác gì con cháu trong nhà đâu nên kêu mấy đứa con bữa nấu chè, bữa làm bánh mì cho tụi nhỏ ăn xế đỡ đói vì nhìn vậy chứ công việc cũng nặng.

"Tụi nhỏ sức làm không bằng thợ nhưng được cái nhiệt tình. Mơi mốt xong bà con đi lại sạch sẽ, thuận tiện hơn nhiều chứ trước giờ muốn vô sâu trong xóm phải vòng đường khác chứ mùa mưa đoạn này ngập nước, sình lầy khó đi lắm" - chú Tư cười.

Tình nguyện viên quốc tế góp sức

Con hẻm 121 ấp Gót Chàng, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi (TP.HCM) dài gần 100m vừa hoàn thành, được khánh thành và bàn giao cho bà con khi còn hơn tuần nữa khép lại những ngày hè tình nguyện năm nay. Con hẻm do các tình nguyện viên quốc tế đến từ Malaysia cùng chiến sĩ Mùa hè xanh Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) và các bạn trẻ trong xã cùng bê tông hóa.

Chị Nguyễn Thị Thanh Thảo - bí thư Xã Đoàn An Nhơn Tây - nói con hẻm sau khi hoàn thành không chỉ giúp bà con đi lại thuận tiện hơn mà đó còn là công trình ý nghĩa khi gắn kết tình bạn của thanh niên hai nước Việt Nam - Malaysia. Các bạn sinh viên Malaysia ngoài góp công đã ủng hộ một phần kinh phí mua vật liệu để bê tông hóa tuyến hẻm này.

Ngày khánh thành, bạn Liyana Sofia Binti Izham Reza - một thành viên trong đội hình tình nguyện viên Malaysia - hào hứng: "Những ngày làm đường có lúc nắng lúc mưa nhưng tất cả chúng tôi đều rất cố gắng sao cho có con đường đẹp hơn để mọi người cùng đi. Rồi các em nhỏ cũng dễ dàng đi lại hơn so với lúc chúng tôi mới đến thì đây là con đường đất đá lởm chởm".

Thay mặt bà con, phó bí thư thường trực Đảng ủy xã An Nhơn Tây Nguyễn Văn Dân bày tỏ lòng cảm ơn chiến sĩ tình nguyện cùng tình nguyện viên quốc tế đã góp công, góp của cùng tặng bà con địa phương món quà này. Cũng là đang cùng địa phương chăm lo đời sống cho người dân.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Họ đã bắt đầu đi dọn rác trên kênh từ tháng 12-2022. Họ đã dọn được hơn 2.000 tấn rác từ 150 dòng kênh ở nhiều tỉnh thành.
1 tháng trước - "Kéo! Kéo!...", sau khẩu lệnh vang lên, những cánh tay sinh viên tình nguyện ôm chặt đường ống, đôi bàn chân cố bám, ghì thật chắc xuống đất để đứng vững và dùng hết sức mình cùng kéo những đoạn đường ống vừa được hàn xong. Những đường...
3 tuần trước - Cách đây 60 năm, T.Ư Đoàn phát động phong trào "Ba sẵn sàng" (sẵn sàng chiến đấu; sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang; sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần)...
2 tuần trước - Sáng đi đá bóng, trưa tranh thủ gặp khách hàng tư vấn, chiều tập nhảy cổ động, tối miệt mài sáng tạo tác phẩm nghệ thuật… Đó là lịch trình trong những ngày cuối tuần thời gian gần đây nhằm chuẩn bị cho chuỗi hoạt động chào mừng 31 năm...
3 tuần trước - Bà Lee, mẹ chồng người Hàn Quốc của chị Nhung đã dành nhiều tâm huyết để thuyết phục thông gia gả con gái cho gia đình mình. Suốt 8 năm qua, bà luôn yêu thương, chăm sóc và ủng hộ con dâu hết lòng.
Xem tin bài khác
16 phút trước - Amazon vừa ra quyết định yêu cầu toàn bộ nhân viên đến văn phòng làm việc 5 ngày một tuần, trở thành công ty công nghệ lớn đầu tiên trên thế giới từ bỏ chế độ làm việc từ xa và quay lại nề nếp làm toàn thời gian tại văn phòng.
16 phút trước - Tuổi Trẻ Start-up Award 2024 được ví như hành trình kiếm tìm "cảm hứng khởi nghiệp xanh", ưu tiên những ý tưởng, mô hình, giải pháp, sản phẩm khởi nghiệp thân thiện môi trường, tạo ra giá trị thiết thực cho cộng đồng.
31 phút trước - Nữ sinh khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Vinh cũng vừa giành được danh hiệu lớn tại cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024.
34 phút trước - Bằng tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo, thanh niên Thừa Thiên-Huế đã tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước…
34 phút trước - Bắt đầu hiến máu tình nguyện từ năm 2011, đến nay anh Kiều Sĩ Nguyên (33 tuổi), thôn Yên Lạc 2, xã Cần Kiệm, H.Thạch Thất (TP.Hà Nội), đã có 57 lần hiến máu và tiểu cầu cứu người.