ttth247.com

Cựu chiến binh tìm kiếm ký ức tại Nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 huyền thoại

Cựu chiến binh tìm kiếm ký ức tại Nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 huyền thoại
Cựu chiến binh tìm kiếm ký ức tại Nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 huyền thoại

Cựu chiến binh ngồi trước những ngôi mộ ở Nghĩa trang liệt sĩ đồi A1, lầm rầm đọc tên từng đồng đội khắc trên bia đá.

Ba ngày trước lễ kỷ niệm chiến thắng Điện Biên, các cựu chiến binh Đại đoàn 312, 316 về Nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 thắp hương cho đồng đội.

Nghĩa trang nằm cạnh đồi A1 là nơi yên nghỉ của 644 chiến sĩ hy sinh trong mùa hè năm 1954. Đồi A1 được coi là 'cuống họng' của phân khu trung tâm, được bao bọc lô cốt và hầm ngầm kiên cố nhằm bảo vệ Bộ chỉ huy quân Pháp. Bộ đội Việt Minh đã mất 39 ngày với nhiều hy sinh, thương vong để công phá nơi này.

Những người lính tóc bạc da mồi lầm rầm đọc tên từng đồng đội trên bia đá: "Công này, Mạnh này, Hội này…".

Các cựu binh đều sống ở TP Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên. Sau ngày giải phóng, nhiều đơn vị bộ đội trở lại chiến địa xây dựng kinh tế, nông trường quốc doanh rồi sinh cơ lập nghiệp tại đây.

Thắp hương, thăm chiến trường là việc họ làm mỗi dịp tháng 5.

Cựu chiến binh Trần Đình Đường, chiến sĩ Trung đoàn 174, Đại đoàn 316, cho biết rất hạnh phúc khi "tuổi này còn được gặp đồng đội", nhưng "vẫn đau xót khi nhiều liệt sĩ nằm đây vẫn chưa có thông tin".

Ông Bùi Kim Điều, chiến sĩ thông tin Đại đoàn 312, nhớ những ngày chiến dịch "như con thoi" chuyển công văn lên xuống các tiểu đoàn, trung đoàn.

"Thế hệ chúng tôi đã cầm súng ra trận và thấy mãn nguyện với cuộc đời khi hôm nay vẫn còn gặp lại đồng đội chung chiến hào ở đây. Chỉ mong lớp trẻ luôn giữ vững được độc lập tự do cho đất nước", ông nói.

Các cựu binh thắp hương trước mộ anh hùng liệt sĩ Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn.

Chiều tàn, cựu chiến binh Nguyễn Phương Đàn lặng lẽ ngồi trước những ngôi mộ chưa biết tên. Người lính Trung đoàn 176, Đại đoàn 316 cùng ba người anh em họ đều đi chiến dịch Điện Biên. Anh họ và hai người em hy sinh trước ngày toàn thắng 7/5/1954.

Ông Đàn 99 tuổi, quê gốc Hà Tĩnh, nay sống ở phường Nong Bua, TP Điện Biên Phủ.

Phần lớn những ngôi mộ trong nghĩa trang đều chưa biết tên.

Ngoài thăm nghĩa trang, các cựu chiến binh thường xuyên gặp gỡ nhau trong các sự kiện trước lễ kỷ niệm ngày chiến thắng. Tuổi cao, nhiều người mệt nhưng vẫn vui vì "chẳng biết còn dịp nào mà gặp nhau đông đủ".

Nghĩa trang liệt sĩ A1 được sửa chữa, nâng cấp vào năm 1994 và 2013.

newsid: kgo6lempem9ut7n

Các bài tương tự
23 giờ trước - Triển lãm kỷ vật Trường Sơn gợi lại ký ức chiến đấu hào hùng của cựu chiến binh vùng cao Quảng Nam.
1 ngày trước - Cựu chiến binh Mỹ tặng xe đạp hỗ trợ giáo dục cho trẻ em khó khăn tại Quảng Trị.
1 tuần trước - Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Binh đoàn 12, nhắc lại tinh thần anh hùng của Bộ đội Trường Sơn, đề nghị đơn vị tiên phong đổi mới và xây dựng hạ tầng chiến lược.
1 tuần trước - Hai gia đình mất mát người thân do tai nạn lao động được hỗ trợ và động viên vượt qua khó khăn.
1 tuần trước - Thủ tướng Phạm Minh Chính chào đón đoàn đại biểu Trung Quốc tới dự lễ kỷ niệm Điện Biên Phủ, đồng ý tăng cường hợp tác hai nước.
Xem tin bài khác
2 phút trước - Trong Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm, một nhóm phụ nữ thản nhiên đậu ô tô rồi nhảy nhót dù có nhiều xe lưu thông.
20 phút trước - Đại tướng Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công an được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước và ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu bầu làm Chủ tịch Quốc hội
20 phút trước - Công ty TNHH tư vấn đầu tư và phát triển LHĐ ở Phú Quốc phân lô, nền ở xã Cửa Cạn, Cửa Dương đều giáp rừng và lấn rừng. Đường đi vào dự án ma trên khá thuận tiện nên nhiều khách hàng đã sập bẫy, bị lừa.
20 phút trước - Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Hoàng Kiền kể về những năm tháng của lực lượng công binh xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Ở đường Trường Sơn, công binh là lực lượng phát triển đông nhất nhưng hy sinh nhiều nhất.
20 phút trước - Bộ Xây dựng vừa có đề xuất bảy trường hợp phải đánh lại số nhà. Việc này có nên thống nhất cả nước? Làm sao để mỗi lần điều chỉnh số nhà ít gây xáo trộn đời sống người dân?