ttth247.com

Đà Lạt tăng lượng nông sản bán ra phía Bắc sau bão Yagi

Vùng rau Đà Lạt đang rốt ráo tăng lượng nông sản bán đi các tỉnh phía Bắc để bù vào khoảng thiếu hụt sau bão Yagi.

Ngày 8-9, các công ty cung ứng nông sản tại vùng nông sản Đà Lạt (gồm TP Đà Lạt và các huyện lân cận: Đơn Dương, Đức Trọng và Lạc Dương) cho biết đã tăng khoảng 30% lượng nông sản xuất bán đi các tỉnh phía Bắc, chủ yếu là rau củ, ngay từ chiều 7-9 để bù đắp cho việc hụt nguồn cung sau bão Yagi.

Đại diện Công ty Nông sản Phong Thúy (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) cho biết các hệ thống siêu thị đều yêu cầu tăng thêm các loại nông sản là củ, quả và giảm các loại rau lá.

Theo vị đại diện doanh nghiệp nêu trên, đây là yêu cầu phù hợp bởi nông sản dạng củ quả sẽ bảo quản được lâu, dễ vận chuyển.

Ngược lại, nông sản dạng lá khó bảo quản và có thể bổ sung nguồn sản xuất tại chỗ hoặc các tỉnh lân cận.

Bà Nguyễn Thúy Quyên, tiểu thương chuyên kinh doanh nông sản Đà Lạt tại huyện Đơn Dương, cho hay: “Vựa nông sản của tôi đã tăng lượng thu mua lên 20% để bán cho các chợ đầu mối tại Hà Nội và Hải Phòng, nằm trong vùng tâm bão Yagi. Trước khi bão vào, nhiều tiểu thương nông sản tại các tỉnh phía Bắc đã đặt hàng”.

Theo bà Quyên, để đáp ứng thiếu hụt nông sản trong 2 tháng tới do vùng sản xuất tại chỗ ở các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại, vựa rau của bà đã đặt hàng nông dân tăng sản lượng.

Ghi nhận tại Chợ nông sản Đà Lạt, giá nông sản so với tháng 7-2024 không thay đổi nhiều. Trong đó cà chua có giá 21.000 đồng/kg, tăng 7.000 đồng/kg; ớt chuông Đà Lạt (màu vàng và đỏ) 30.500-31.000 đồng/kg, tăng 2.500-3.000 đồng/kg; đậu leo 15.000 đồng/kg, tăng 1.750 đồng/kg.

Trong khi đó một số loại rau củ khác giá giữ ở mức cao như bó xôi 26.000 đồng/kg, súp lơ xanh 18.000 đồng/kg, rau xà lách 8.000-10.000 đồng/kg, ớt sừng 15.000 đồng/kg…

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Nhiều đơn vị sản xuất rau cung cấp cho Hà Nội gần như mất trắng sau cơn bão số 3. Việc cung ứng rau xanh cho người dân có thể bị ảnh hưởng nhưng các hệ thống bán lẻ đang tích cực tăng cung, thậm chí có lúc cung vượt cầu.
1 tuần trước - Nhiều đơn vị cung ứng hàng hóa lớn ở miền Bắc như BRGMart, Aeon, Central Retail, Dabaco… đều cho biết đã tăng nguồn cung hàng hóa gấp nhiều lần và cam kết không tăng giá bán.
1 tuần trước - “5.000 đồng tiền hành và mùi tàu không bán được chị ơi”, một tiểu thương ở chợ Đại Từ nói và giải thích giá các loại rau gia vị này đắt ngang thịt lợn, còn rau xanh tăng giá gấp 2-3 lần so với trước bão số 3.
1 tuần trước - Sáng 8-9, sau bão, hầu hết các siêu thị, cửa hàng thực phẩm phía Bắc đã mở cửa bình thường và nỗ lực tăng nguồn cung với giá bán bình ổn.
15 giờ trước - Đây là mặt hàng luôn được Trung Quốc săn đón với giá đắt đỏ.
Xem tin bài khác
4 phút trước - Trung Quốc nổi lên không chỉ sản xuất mà phát triển thương mại điện tử cạnh tranh với nhiều nước.
4 phút trước - Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thu nhập giảm sút, việc mua sắm tiết kiệm, hiệu quả trở thành mối quan tâm lớn của nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là các bà nội trợ.
5 phút trước - Do đang là mùa nghịch, sản lượng tôm không nhiều. Các nhà máy xuất khẩu ở miền Tây đã tranh mua, đẩy giá tôm tăng mạnh.
22 phút trước - Việc công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ đánh dấu bước ngoặc phát triển mới của Bình Dương. Quy hoạch tỉnh Bình Dương không chỉ tạo động lực thực hiện các đột phá chiến lược mà còn khẳng định hình...
22 phút trước - SHB sẽ giảm bình quân 50% lãi suất phải trả trong thời gian từ tháng 9-12/2024 cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Đồng thời, ngân hàng cấp gói tín dụng hỗ trợ khách hàng tái thiết, hồi phục sản xuất kinh doanh...