ttth247.com

Đại diện Tập đoàn Masan: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào các giải pháp chiến lược để đạt được mục tiêu chung

Đại diện Tập đoàn Masan: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào các giải pháp chiến lược để đạt được mục tiêu chung- Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Phương, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp WinCommerce - Thành viên Tập đoàn Masan. (Ảnh: VGP)

Đây là phát biểu của bà Nguyễn Thị Phương, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp WinCommerce - Thành viên Tập đoàn Masan tại buổi gặp mặt của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ với các đại diện doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam.

Theo bà Nguyễn Thị Phương, là doanh nghiệp sở hữu chuỗi bán lẻ có mạng lưới lớn nhất Việt Nam về quy mô với gần 4.000 cửa hàng tiện lợi và siêu thị mang thương hiệu WinMart và WinMart+ tại 62 tỉnh/thành phố trên khắp cả nước, doanh nghiệp thấy rằng các chính sách, chủ trương và hành động của Chính phủ đã và đang tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ và quan trọng cho ngành bán lẻ nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Đó là sự hỗ trợ nguồn lực của Chính phủ, đặc biệt là người đứng đầu Chính phủ nhằm tập trung đầu tư cao cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược trên khắp đất nước, mạng lưới đường cao tốc sớm hoàn thiện và đi vào hoạt động, đã giúp doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình vận chuyển, giảm chi phí logistics và nâng cao tính cạnh tranh.

Bên cạnh đó, sự tập trung chỉ đạo của Chính phủ đối với vấn đề phát triển hạ tầng công nghệ, chuyển giao công nghệ tiên tiến và ưu tiên cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, thanh toán điện tử, thương mại điện tử và phát triển các hệ sinh thái tài chính, làm thay đổi hành vi người tiêu dùng.

Đồng thời, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách kích cầu kinh tế trong giai đoạn hậu COVID-19 đã mang tới sự hỗ trợ rất lớn cho doanh nghiệp trên khắp cả nước.

Cùng với các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và các Nghị quyết, chính sách phát triển kinh tế xã hội đúng đắn và kịp thời này của Chính phủ đã tạo ra đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thị trường trong năm 2024. Tuy nhiên, thị trường bán lẻ Việt Nam cũng gặp phải một số thách thức đáng kể.

Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang phải đối mặt với các thách thức, áp lực lớn về thị phần trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và sự gia tăng cạnh tranh từ các chuỗi bán lẻ FDI và mô hình thương mại điện tử xuyên biên giới với ưu thế về giá thành rẻ, chuyển phát nhanh, hệ thống kho bãi, logistic...

Để giúp Masan triển khai mở rộng thần tốc mô hình bán lẻ hiện đại ở khu vực nông thôn và cải thiện đáng kể hiệu quả kinh doanh, đại diện WinCommerce chia sẻ 3 sáng kiến:

Thứ nhất, Tập đoàn Masan, thông qua chuỗi bán lẻ WinMart/WinMart+ đã không ngừng đổi mới sáng tạo, tạo ra các sáng kiến đột phá, mở rộng mô hình bán lẻ hiện đại đến khu vực nông thôn vùng ven tỉnh thành. Trong bối cảnh giá cả hàng hóa thế giới gia tăng, Tập đoàn Masan đã kiên định thực hiện chính sách bình ổn giá để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Chính sách này không chỉ giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin vững chắc với khách hàng mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội đối với sự ổn định của thị trường nội địa.

Thứ hai, Masan cũng đã tiên phong trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) vào các hoạt động kinh doanh và vận hành như sử dụng chuỗi cung ứng nội bộ thông qua tích hợp công nghệ, thu thập dữ liệu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào việc dự đoán nhu cầu hàng hóa, giảm thời gian trữ hàng tồn kho.

Thứ ba, Tập đoàn Masan, thông qua hệ thống bán lẻ WinCommerce, mô hình kinh doanh hình thành nền móng trụ cột vững chắc trong hành trình phục vụ người tiêu dùng.

Mặc dù thị trường bán lẻ Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển do quy mô dân số lớn (hơn 93,7 triệu người), cơ cấu dân số trẻ (60% dân số ở độ tuổi 18-50); dự báo chi tiêu hộ gia đình tăng trưởng tốt, tuy nhiên, tỷ lệ bán lẻ hiện đại thấp hơn nhiều nước trong khu vực.

Trước thực trạng nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời ban hành Quyết định số 1163/QĐ-TTG nhằm đặt ra 9 nhóm nhiệm vụ và giải pháp theo từng giai đoạn để thúc đẩy sự phát triển ngành bán lẻ, đến năm 2030 là tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa của các khu vực kinh tế trong nước đạt khoảng 85%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tại cơ sở bán lẻ hiện đại đạt 42% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nền kinh tế.

Về phía doanh nghiệp, đại diện Tập đoàn mong các bộ, ban, ngành liên quan sớm hướng dẫn tổ chức triển khai cụ thể và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào các giải pháp chiến lược để đạt được mục tiêu chung: Phát triển thương mại hiện đại – tăng trưởng bền vững – tạo tiền đề vững chắc tham gia hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới.

Source: cafef.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Tại hội nghị thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội sáng 21/9, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Masan, ông Nguyễn Thiều Nam đã kiến nghị những giải pháp phát triển công nghiệp...
1 tuần trước - Đối với Việt Nam, bà Ngọc kiến nghị nên chăng xem xét việc cung cấp phiếu mua sắm - voucher đến người dân, sử dụng trong thời hạn nhất định.
3 tuần trước - Cần có cơ chế để hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân có sức mạnh và thương hiệu quốc gia, quốc tế làm đầu tàu và thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực nông nghiệp nông thôn, các công ty khởi nghiệp.
3 tuần trước - Tại cuộc làm việc với Thường trực Chính phủ, lãnh đạo Vingroup, Hòa Phát, Thaco, KN Holdings, Sun Group, T&T, Geleximco, Thủy sản Minh Phú, Masan, Sovico, TH, REE... đã đề xuất hàng loạt kiến nghị, dự án cụ thể để phát triển doanh nghiệp...
5 ngày trước - Chia sẻ trách nhiệm khi đất nước gặp khó khăn; kiến nghị những vấn đề chung của xã hội thay vì chỉ câu chuyện của đơn vị mình…, cộng đồng doanh nghiệp Việt ngày càng cho thấy sự trưởng thành, là rường cột của quốc gia.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Bức tranh kết quả kinh doanh quý 3/2024 của nhóm chứng khoán đã được hé lộ tương sối đầy đủ.
3 giờ trước - Các cổ đông sáng lập của công ty đều là những doanh nghiệp trong ngành, trong đó, trong đó nguồn vốn của Nhà nước hiện nay chiếm 31,25 % tổng số vốn điều lệ công ty.
3 giờ trước - BSC cho rằng tăng trưởng lợi nhuận 2025F và định giá ở mức hợp lý sẽ là yếu tố cốt lõi để lựa chọn cổ phiếu.
3 giờ trước - Dòng vốn ngoại liên tiếp bán ròng với cường độ mạnh trên toàn thị trường, giá trị mỗi phiên đều hàng trăm tỷ.
5 giờ trước - Lợi nhuận trước thuế của 19 ‘ông lớn’ nhà nước ước đạt 85.886 tỉ đồng trong 9 tháng đầu năm nay.