ttth247.com

Đại gia Hàn Quốc nắm 2 dự án điện tổng 5 tỷ USD, chiếm 7,3% lượng điện sản xuất của khu vực tư nhân tại Việt Nam

Cổ đông lớn nhất của KEPCO là Chính phủ Hàn Quốc, với trên 50% cổ phần; điều này cũng lý giải vì sao doanh nghiệp – thông qua các công ty con – nắm giữ hầu hết sản lượng điện tại quốc gia này.

Đại gia Hàn Quốc nắm 2 dự án điện tổng 5 tỷ USD, chiếm 7,3% lượng điện sản xuất của khu vực tư nhân tại Việt Nam- Ảnh 1.

Tại Việt Nam, KEPCO là chủ đầu tư của 2 dự án nhiệt điện tại Hà Tĩnh (Vũng Áng II) và Thanh Hoá (Nghi Sơn II). Cả hai dự án đều được đầu tư theo hình thức BOT, với tổng công suất là 2.400 MW, tương đương với 7,3% lượng điện sản xuất của khu vực tư nhân tại Việt Nam, giải quyết phần nào nhu cầu về điện tại khu vực miền Bắc.

Tổng mức đầu tư cho hai dự án này lên tới gần 5 tỷ USD (2,8 tỷ USD đối với Nghi Sơn II và 2,2 tỷ USD với Vũng Áng II), trong đó KEPCO lần lượt nắm giữ 50% và 40% cổ phần.

Trong thời gian tới, KEPCO mong muốn sẽ tiếp tục hợp tác với EVN trong lĩnh vực năng lượng, có thể kể tới LNG, chuyển đổi số… Do đó, hai bên đã ký kết gia hạn ghi nhớ hợp tác (MOU) vào tháng 6 năm nay, thể hiện mối quan hệ vô cùng bền chặt.

Đại gia Hàn Quốc nắm 2 dự án điện tổng 5 tỷ USD, chiếm 7,3% lượng điện sản xuất của khu vực tư nhân tại Việt Nam- Ảnh 2.

Mô hình nhà máy điện Nghi Sơn II do KEPCO là một trong những chủ đầu tư (Ảnh: Công ty TNHH Nghi Sơn II)

KEPCO là doanh nghiệp được thành lập từ năm 1898 có trụ sở tại Naju, Hàn Quốc và là công ty điện lực lớn nhất nước này. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm truyền tải, phân phối và phát triển các dự án điện gió, than và hạt nhân tại Hàn Quốc và nước ngoài, đồng thời cũng tham gia vào lĩnh vực đầu tư và bất động sản.

Cổ đông lớn nhất của KEPCO là Chính phủ Hàn Quốc, với trên 50% cổ phần; điều này cũng lý giải vì sao doanh nghiệp – thông qua các công ty con – nắm giữ hầu hết sản lượng điện tại quốc gia này.

Tính đến hết quý 1 năm 2024, KEPCO có sản lượng điện trên toàn cầu là 142 TWh và không ngừng tìm kiếm những cơ hội bên ngoài Hàn Quốc nhằm nâng cao vị thế.

Doanh nghiệp đã hiện diện tại nhiều thị trường tiềm năng như Trung Đông, Đông Nam Á và Châu Mỹ nhằm đảm bảo động lực tăng trưởng trong tương lai cũng như dần lấn sân sang các mảng kinh doanh khác, trong đó có năng lượng sạch.

Công ty đứng thứ 201 trong danh sách Fortunes 500 trong bảng xếp hạng mới nhất với tình hình tài chính tương đối ổn định và xếp hạng tín dụng luôn ở mức cao.

Cụ thể, từ năm 2020 đến năm 2023, doanh thu của công ty liên tục tăng trưởng với tốc độ trung bình gần 15%; hết quý 1 năm 2024, KEPCO có doanh thu là 43,7 nghìn tỷ KRW, tương đương với gần 33 tỷ USD.

KEPCO được xếp hạng tín dụng cao bởi cả 3 tổ chức là Moody, Fitch và S&P trong nhiều năm (lần lượt là Aa2, AA và AA- ở thời điểm gần nhất).

Tuy nhiên trong giai đoạn 2021 – 2023, công ty phải chịu thua lỗ vì bán điện dưới giá vốn trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng quốc tế làm giá nhập khẩu dầu và than tăng kỷ lục nhưng Chính phủ thực hiện chính sách không tăng giá điện quá nhiều.

Công ty đã chấm dứt việc thua lỗ trong quý 1 năm nay khi chi phí nhập khẩu giảm đáng kể; tuy nhiên, giá cổ phiếu của KEPCO chịu ảnh hưởng rất nhiều vì giai đoạn trước đó.

Đại gia Hàn Quốc nắm 2 dự án điện tổng 5 tỷ USD, chiếm 7,3% lượng điện sản xuất của khu vực tư nhân tại Việt Nam- Ảnh 3.

Tình hình tài chính của KEPCO trong những năm qua (Ảnh: KEPCO)

Sau rất nhiều năm hoạt động và tích luỹ kinh nghiệm tại Hàn Quốc, KEPCO bắt đầu xuất khẩu công nghệ điện của mình tới các quốc gia khác trên thế giới, bao gồm cả nhiệt điện, điện khí, năng lượng tái tạo và hạt nhân.

Tính đến tháng 12/2022, công ty đã thực hiện 45 dự án tại 24 quốc gia trên toàn thế giới, với tổng công suất lên tới 28.178 MW, trong đó gần 50% là nhiệt điện. Đặc biệt, KEPCO đã xuất khẩu điện điện hạt nhân tới UAE vào năm 2009 với dự án Barakah.

Tính đến cuối quý 1/2023, đã có 3 trong số 4 nhà máy của dự án này đi vào hoạt động thương mại. Những năm tới đây, doanh nghiệp sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh qua những loại hình năng lượng tạo tạo như điện gió, điện mặt trời, hạt nhân cũng như phát triển mạng lưới truyền tải và phân phối.

Đại gia Hàn Quốc nắm 2 dự án điện tổng 5 tỷ USD, chiếm 7,3% lượng điện sản xuất của khu vực tư nhân tại Việt Nam- Ảnh 4.

Các dự án điện của KEPCO trên toàn cầu, tính tới tháng 12/2022 (Ảnh: KEPCO)

Những năm tới, nhu cầu về điện của Việt Nam vẫn là rất lớn với hàng loạt những khoản đầu tư từ các doanh nghiệp FDI; do đó, việc cải thiện và nâng cấp cả về số lượng và chất lượng nhà máy điện là một nhiệm vụ vô cùng cấp thiết.

Vì vậy, với sự đầu tư và hợp tác với những đối tác lớn như KEPCO sẽ hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trong việc xây dựng và phát triển các dự án lớn về năng lượng trong thời gian tới, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và thu hút thêm nhiều hơn nữa nguồn vốn FDI.

Source: cafebiz.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Doanh nghiệp đứng sau dự án “thung lũng Silicon” hoang vắng tại Đà Nẵng từng phát triển thần tốc trong những năm trước, đạt quy mô khổng lồ nhưng giờ đây gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
5 ngày trước - Đồng Nai và Long An đang phấn đấu để có thể sánh ngang ‘thủ phủ công nghiệp’ Bình Dương về tỷ lệ lấp đầy cũng như khả năng thu hút vốn FDI khủng. Mặc dù không tiếp giáp TP.HCM, song Bình Phước vẫn muốn gia nhập cuộc đua thu hút ngoại tệ...
1 tháng trước - Nữ doanh nhân này được bổ nhiệm vào vị trí Tổng Giám đốc của công ty từ năm 2012. Trước khi được bổ nhiệm, bà làm ở vị trí Phó Tổng Giám đốc thường trực.
2 tuần trước - Tập đoàn AEON đã mở rộng kinh doanh sang 13 quốc gia ở châu Á – Úc và họ đã chọn Việt Nam để đầu tư trọng điểm do nhận thấy những lợi thế vượt trội của mình ở thị trường này. Việc Việt Nam chiếm 92% lợi nhuận toàn khu vực ASEAN trong quý...
2 tuần trước - Công ty này cũng điều chỉnh tăng kế hoạch kinh doanh cả năm 2024 sau khi lãi ròng nửa đầu năm tăng gấp 17 lần cùng kỳ.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Bức tranh kết quả kinh doanh quý 3/2024 của nhóm chứng khoán đã được hé lộ tương sối đầy đủ.
1 giờ trước - Các cổ đông sáng lập của công ty đều là những doanh nghiệp trong ngành, trong đó, trong đó nguồn vốn của Nhà nước hiện nay chiếm 31,25 % tổng số vốn điều lệ công ty.
1 giờ trước - BSC cho rằng tăng trưởng lợi nhuận 2025F và định giá ở mức hợp lý sẽ là yếu tố cốt lõi để lựa chọn cổ phiếu.
1 giờ trước - Dòng vốn ngoại liên tiếp bán ròng với cường độ mạnh trên toàn thị trường, giá trị mỗi phiên đều hàng trăm tỷ.
3 giờ trước - Lợi nhuận trước thuế của 19 ‘ông lớn’ nhà nước ước đạt 85.886 tỉ đồng trong 9 tháng đầu năm nay.