ttth247.com

'Đảm bảo đủ kinh phí giải quyết chế độ cho cán bộ dôi dư'

Bộ trưởng Nội vụ cho biết nguồn kinh phí để địa phương giải quyết chế độ cho cán bộ dôi dư sau sáp nhập đã được chuẩn bị, giúp người lao động sớm ổn định, tìm việc mới.

Sáng 22/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chất vấn thành viên Chính phủ với nhóm nội dung về nội vụ, tư pháp, công an.

Đại biểu Trịnh Minh Bình (chuyên trách đoàn Vĩnh Long) cho biết chính sách hỗ trợ công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã khi thực hiện chế độ thôi việc phụ thuộc khả năng cân đối của địa phương. Tuy nhiên, đa số địa phương chưa tự cân đối được và gặp khó khăn về nguồn kinh phí thực hiện.

"Đề nghị Bộ trưởng Nội vụ cho biết giải pháp giúp công chức, viên chức cấp xã được hưởng đầy đủ chế độ khi thôi việc do sắp xếp đơn vị hành chính?", đại biểu Bình chất vấn.

Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân (Phó đoàn Bắc Kạn) dẫn báo cáo của Chính phủ cho biết còn hơn 1.400 cán bộ, công chức cấp huyện và cấp xã dôi dư chưa được sắp xếp, giải quyết chế độ. Nhiều đơn vị hành chính đô thị cấp huyện sau sắp xếp chưa được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung đô thị.

Khó khăn chủ yếu là do địa phương thiếu nguồn lực, kinh phí. "Đề nghị Bộ trưởng Nội vụ cho biết giải pháp căn cơ để tháo gỡ những vướng mắc trên?", nữ đại biểu hỏi.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trả lời chất vấn. Ảnh: Media Quốc hội

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trả lời chất vấn. Ảnh: Media Quốc hội

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết giai đoạn 2023-2025 dự kiến sau sắp xếp giảm 13 đơn vị hành chính cấp huyện và 624 đơn vị cấp xã. Số cán bộ, công chức dôi dư khoảng 21.800 người, nhiều nhất là tại cấp xã 13.100 người và khoảng 7.500 người hoạt động không chuyên trách.

Bộ Nội vụ đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 29/2023 quy định về tinh giản biên chế, dành riêng một khoản cho sắp xếp cán bộ, công chức dôi dư khi sắp xếp đơn vị hành chính. Hiện 46/54 địa phương trong diện sắp xếp đã có nghị quyết của HĐND để hỗ trợ thêm ngoài quy định chung của Chính phủ.

Với địa phương tự cân đối thì thực hiện theo nghị định của Chính phủ cũng như nghị quyết của HĐND tỉnh. Địa phương không tự cân đối thì tổng hợp gửi Bộ Nội vụ để báo cáo Chính phủ cấp ngân sách cho nhiệm vụ này. "Nguồn kinh phí để địa phương giải quyết chế độ chính sách dôi dư này rất lớn", Bộ trưởng Trà thông tin.

Bộ trưởng Nội vụ cũng đề nghị các địa phương nhanh chóng tổng hợp để được giải quyết. "Trong 12 tháng nếu nghỉ ngay thì cán bộ, công chức sẽ có một khoản kinh phí lớn, đủ điều kiện tìm việc mới", Bộ trưởng nói.

Về việc chậm phân loại đô thị, Bộ trưởng Nội vụ thừa nhận đây là "một tồn đọng đúng như đại biểu nêu". Vướng mắc chủ yếu do thời điểm thực hiện sắp xếp phải tuân theo quy hoạch tỉnh, sau đó mới rà soát quy hoạch đô thị. Thời gian tới, bà Trà đề nghị địa phương căn cứ vào quy định đã có, "nỗ lực hơn để hoàn tất nhiệm vụ".

Tháng 7/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2030 nhằm giải quyết bất hợp lý về phân định địa giới, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, tạo thuận lợi cho quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

Các huyện xã thuộc diện bắt buộc sáp nhập có diện tích và dân số dưới 70% tiêu chuẩn; huyện có diện tích dưới 20% và dân số dưới 200%; xã có diện tích dưới 20% và dân số dưới 300%. Năm 2025, huyện xã mới sau sáp nhập sẽ tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030. Bản đồ địa giới sau đó được chỉnh lý. Trụ sở huyện xã chưa được sử dụng sẽ thanh lý hoặc chuyển công năng, bán đấu giá tài sản, đất; kinh phí thu được bổ sung ngân sách địa phương.

Theo quy định, tiêu chuẩn huyện miền núi, vùng cao là dân số 80.000 và diện tích 850 km2 trở lên; huyện đồng bằng từ 450 km2; quận từ 35 km2 với dân số ít nhất 150.000. Quy mô dân số của xã là 5.000 đến 8.000 trở lên, diện tích từ 30 km2.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
2 tuần trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
1 tháng trước - Lao động có giao kết hợp đồng từ một tháng, người có thu nhập ổn định, thường xuyên có thể được tham gia bảo hiểm thất nghiệp, theo dự thảo Luật Việc làm sửa đổi.
1 tuần trước - Giám đốc bảo hiểm xã hội (BHXH) các tỉnh, thành phố, các huyện phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng bão lũ, tạm ứng đầy đủ, kịp thời kinh phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) cho các cơ sở, bảo đảm...
1 tháng trước - Bộ Nội vụ trả lời ý kiến của cử tri Lâm Đồng liên quan đảm bảo chế độ phụ cấp ưu đãi, thâm niên... để giáo viên yên tâm công tác, hạn chế bỏ nghề.
1 tháng trước - Dự thảo đề xuất lực lượng công an được ngân sách bố trí kinh phí tăng cường, hiện đại hóa cơ sở, phương tiện, thiết bị bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông từ 70 - 85% khoản thu từ xử phạt vi phạm giao thông.
Xem tin bài khác
3 phút trước - Hàng chục hộ dân ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình) bị ngập sâu do mực nước thượng nguồn sông Gianh dâng cao, phải sơ tán đến nơi an toàn.
3 phút trước - Ngày 20.9, Sở Y tế TP.HCM cho biết, đã triển khai quy trình tra cứu, hỗ trợ thuốc cấp cứu giữa các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn TP.HCM trên ứng dụng. Có 14 bệnh viện tham gia tra cứu và chia sẻ thuốc cấp cứu.
14 phút trước - Mưa lớn đã làm mực nước trên các sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố gần lên mức báo động 2, sông La ở mức báo động 1.
14 phút trước - Sáng 20-9, lực lượng chức năng triển khai trục vớt nhịp cầu, xe và tổ chức tìm kiếm nạn nhân mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu, Phú Thọ.
15 phút trước - Sáng 20-9, thông tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết thường trực Tỉnh ủy vừa yêu cầu cơ quan chức năng dừng một số nội dung của Lễ hội Lam Kinh năm 2024.