ttth247.com

Dân số giảm hơn 2.000 người/ngày, Nhật Bản có ý tưởng cho dự án "điên rồ" 26 tỷ USD dưới lòng đất: Dài 500 km, thay thế 25.000 xe tải, hoàn toàn tự động

"Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản có một ý tưởng được cho là "điên rồ" nhằm tăng hiệu quả hậu cần, giảm lưu lượng giao thông đường bộ và tránh cuộc khủng hoảng thiếu hụt lao động ngày càng nghiêm trọng" - Fast Company nhận định.

photo-1721978365314

Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản đã đề xuất xây dựng Autoflow-Road, một hệ thống băng chuyền ngầm tự động công nghệ cao được thiết kế để vận chuyển hàng hóa giữa Tokyo và Osaka, với quãng đường lên đến 500km. Hệ thống này sẽ sử dụng các pallet có sức chứa lớn, có khả năng di chuyển tới một tấn hàng hóa trên mỗi pallet và sẽ hoạt động liên tục, 24/7.

Tuyến liên kết hậu cần giữa Tokyo và Osaka có 3 lợi ích chính. Đầu tiên là giảm tắc nghẽn giao thông trên một số xa lộ đông đúc nhất của đất nước. Bộ ước tính rằng hệ thống giao thông mới này sẽ xử lý lượng hàng hóa tương đương với 25.000 xe tải mỗi ngày. Điều này cũng sẽ làm giảm ô nhiễm. Theo Bộ trưởng Tetsuo Siago : “[Dự án] sẽ không chỉ giải quyết cuộc khủng hoảng hậu cần mà còn giúp giảm phát thải khí nhà kính”.

Nhưng việc loại bỏ tình trạng tắc đường và giảm CO2 không phải là lợi ích chính của kế hoạch này. Theo chính phủ Nhật Bản, vấn đề lớn nhất là nguyên do cho dự án này là nước Nhật không có đủ tài xế để lái tất cả những chiếc xe tải đó nữa. 

Theo số liệu mới nhất từ chính phủ Nhật Bản, dân số Nhật Bản đã giảm 837.000 người trong vòng 1 năm tính đến ngày 1/10/2023, mức giảm hàng năm lớn nhất kể từ khi bắt đầu thống kê vào năm 1950. Con số này tương đương với mức giảm khoảng 2.293 người mỗi ngày. Tức là 96 người ra đi mỗi giờ mà không có người mới sinh thay thế.

Theo Thủ tướng Fumio Kishida, Nhật Bản đang "trên bờ vực không thể duy trì các chức năng xã hội". Điều này có nghĩa là dân số trong độ tuổi lao động của Nhật Bản cũng đang giảm từ mức đỉnh điểm là 87 triệu người vào năm 1993 xuống còn 75,3 triệu người vào năm 2018. Xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục. Đến năm 2030, tổng dân số dự kiến sẽ giảm từ 126 triệu người vào năm 2018 xuống còn 119 triệu người, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt lao động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả logistics.

Trong khi đó, số lượng bưu kiện nhỏ được giao đã tăng gấp đôi trong 30 năm qua do sự gia tăng của mua sắm trực tuyến. Cơ sở hạ tầng hậu cần hiện tại đang phải vật lộn để đối phó và tình hình sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn. Theo dự đoán của Bộ, 30% bưu kiện được vận chuyển vào năm 2030 sẽ không được giao do tình trạng thiếu hụt lao động do dân số suy giảm.

Không có gì ngạc nhiên khi chính quyền Nhật Bản đang lo lắng và Bộ đang thúc đẩy kế hoạch này, với mục tiêu hoàn thành dự án Tokyo-Osaka vào năm 2034. "Chúng tôi muốn nhanh chóng tiến hành các cuộc thảo luận về vấn đề này", ông Siago nói với The Japan News .

Hệ thống sẽ sử dụng các pallet hoàn toàn tự động, chạy bằng điện, có khả năng chở tới một tấn hàng hóa mỗi pallet. Ban đầu, hàng hóa được lên kế hoạch để chạy trên đường ray ở dải phân cách của các xa lộ hiện có, nhưng hiện tại chính phủ đang hướng tới các đường hầm bên dưới các tuyến đường này. Các pallet sẽ được thiết kế để chở đủ loại hàng hóa có thể vừa bên trong các pallet thông minh này, từ các gói hàng của Amazon và hàng nông sản đến cá tươi và các nhu yếu phẩm hàng ngày.

photo-1721978422628

Autoflow-Road dự kiến kéo dài khoảng 310 dặm (500 km) giữa Tokyo và Osaka, với chi phí xây dựng ước tính lên tới 26 tỷ USD. Chi phí xây dựng sẽ dao động từ 48 triệu USD đến 550 triệu USD cho mỗi 6 dặm (khoảng 10 km) đường hầm, tùy thuộc vào vị trí.

Dự án sẽ không dễ thực hiện, với những thách thức về cấu trúc và môi trường thường thấy từ loại cơ sở hạ tầng lớn này. Phác thảo của Bộ kêu gọi thảo luận với sự tham gia của khu vực tư nhân để tài trợ, cùng với việc thành lập một tổ chức chuyên trách để xây dựng và quản lý hệ thống giao thông mới.

Nhật Bản không phải là quốc gia duy nhất cân nhắc giải pháp công nghệ cao cho vấn đề hậu cần của mình, nhưng dự án của họ là tham vọng và phức tạp nhất do mật độ dân số ở các thành phố của Nhật Bản. Thụy Sĩ, Trung Quốc và Hà Lan cũng đang nghiên cứu các hệ thống tương tự như băng chuyền của Nhật Bản.

Source: cafebiz.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Xu hướng kết hôn muộn không chỉ xảy ra ở các nền kinh tế lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, mà ngay cả các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam đều đang phải đối mặt với vấn đề này.
2 tuần trước - "Nếu chúng ta thử làm một phép so sánh đơn giản giữa Tp.Tokyo (Nhật Bản) và Tp.HCM (Việt Nam) nhận thấy, sự chênh lệch nguồn cung giữa hai thành phố là rất nhiều" - ông Shin Ogawa, Giám đốc Bộ phận vận hành nhà ở Cosmos Initia nói.
1 tháng trước - Thị trường bị rung chuyển bởi nỗi lo nền kinh tế suy yếu, quyết định của các ngân hàng trung ương và đà sụt giảm của cổ phiếu công nghệ vốn hoá lớn.
6 ngày trước - Trong bối cảnh thị trường bất động sản phải trải qua hơn 2 năm chững lại và đối diện nhiều thách thức, thì nhà ở vừa túi tiền đã trở thành phân khúc thu hút sự quan tâm của dư luận và người mua nhà ở thực.
1 tháng trước - 9 doanh nghiệp tư nhân nộp ngân sách lớn nhất trong lĩnh vực phân phối bán lẻ gọi tên: Masan, PNJ, Doji, Thế giới di động,... Các doanh nghiệp này "bội thu" trong nửa đầu năm nay, thậm chí có doanh nghiệp lợi nhuận tăng tới 5.200% so với...
Xem tin bài khác
9 phút trước - Giá vàng hôm nay trên thế giới tăng hơn 1% sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chính thức bắt đầu chu kỳ nới lỏng bằng cách cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản (bps), tương đương 0,5%.
9 phút trước - Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.
9 phút trước - Tỉnh Bình Dương sẽ động thổ dự án trọng điểm KCN Cây Trường, và vòng xoay A1 trong sự kiện công bố quy hoạch tỉnh.
9 phút trước - Cơn bão số 3 và đợt lũ đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế ở 26 tỉnh, thành miền Bắc (những địa phương này đóng góp 41% GDP cả nước). Trước nguy cơ kinh tế có thể gặp khó, các chuyên gia khẳng định ngay lúc này, cần...
9 phút trước - Chính phủ Việt Nam đã thành lập tổ công tác triển khai đầu tư các tuyến đường sắt kết nối với hai nước bạn.