ttth247.com

Đau đầu, hoa mắt sau đi nắng có phải dấu hiệu đột quỵ?

Đi nắng về, tim tôi thường đập nhanh kèm nhức đầu, hoa mắt, nghỉ ngơi 5-10 phút mới có thể hoạt động lại. Đây là dấu hiệu thiếu máu não và đột quỵ? (Liên Nguyễn, TP HCM)

Trả lời:

Làm việc, sinh hoạt, đi lại nhiều dưới ánh nắng mặt trời dễ gây mất nước do đổ mồ hôi, mất điện giải. Người bệnh dễ say nắng, sốc nhiệt, biểu hiện thường gặp là khát nước, môi khô, da nóng, sốt, choáng váng, đau đầu, yếu cơ, buồn nôn và nôn, ngất xỉu, hôn mê.

Đột quỵ xảy ra khi mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc vỡ. Biểu hiện đặc trưng liên quan đến ngôn ngữ, vận động, cảm giác, khứu giác, thính giác... Trong đó, các biểu hiện thường gặp nhất là liệt mặt, méo miệng, yếu liệt tay chân, nói đớ, nói khó, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn... Các dấu hiệu của đột quỵ thường xảy ra đột ngột.

Như bạn mô tả, các biểu hiện của bạn thường xảy ra sau khi đi nắng về thì khả năng do say nắng, sốc nhiệt. Tuy nhiên, không nên chủ quan vì sốc nhiệt là yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhất là ở người có sẵn các vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, béo phì, cao cholesterol trong máu...

Khi đi ngoài trời, bạn nên uống đủ nước, che chắn bằng nón, áo khoác, kính râm, nghỉ ngơi đầy đủ. Khi vào nhà cần có thời gian 10-15 phút ngồi ở phòng có nhiệt độ bình thường, sau đó mới sử dụng máy lạnh, tránh sốc nhiệt. Nếu nghi ngờ đột quỵ, bạn nên đi khám sức khỏe và tầm soát đột quỵ để phát hiện sớm các nguy cơ, chủ động phòng bệnh.

Đột quỵ là tình trạng y tế khẩn cấp. Thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ nhồi máu não là 3-4,5 giờ đầu kể từ khi có triệu chứng, có thể mở rộng lên 6 giờ hoặc hơn với can thiệp nội mạch lấy huyết khối ở mạch máu lớn. Tuy nhiên, cấp cứu càng sớm càng tốt, hiệu quả nhất là trong 60 phút đầu tiên.

Cứ một giờ trôi qua, người đột quỵ mất đi 3,7 năm tuổi. Cấp cứu càng muộn não càng già, càng teo đi. Do đó, khi có dấu hiệu nghi bị đột quỵ, người bệnh hay người nhà nên đến bệnh viện có chuyên môn đột quỵ để được cấp cứu, can thiệp sớm, trong khung giờ vàng.

TS.BS. Lê Văn Tuấn
Giám đốc Trung tâm Khoa học Thần kinh
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh thần kinh tại đây để được bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm có nguy cơ gây tàn phế và tử vong cao nhưng chúng ta thường có những thói quen vô tình khiến đột quỵ xảy ra. Vì vậy, cần thay đổi và có một lối sống, sinh hoạt lành mạnh, tích cực để bảo vệ sức khỏe.
1 tháng trước - Bệnh cao huyết áp nếu không kiểm soát tốt có thể gây bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Đột quỵ, đau tim, suy tim đột ngột, suy thận…
1 tháng trước - Đột quỵ (stroke) còn gọi là tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm.
1 tuần trước - Thời gian gần đây, có nhiều người ngộ độc khí CO dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng mà nguyên nhân chính là do các thiết bị quen thuộc trong gia đình.
1 tháng trước - Sau khi ngủ từ trưa tới chiều, chị Y. phát hiện toàn bộ mặt bị lệch, không thể ăn uống bình thường. Gia đình vội vàng đưa chị đi cấp cứu.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.