ttth247.com

Đau lưỡi nhiều ngày không khỏi, cụ bà đi khám phát hiện ung thư giai đoạn muộn

Mới đây, các bác sĩ khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho một trường hợp người bệnh bị ung thư bờ lưỡi nguy hiểm bằng phương pháp vi phẫu.

TS.BS Nguyễn Hồng Nhung - Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện E, cho biết trường hợp này là một bệnh nhân nữ, 70 tuổi, ở Hà Nội, nhập viện trong tình trạng đau lưỡi kéo dài, tự uống thuốc nhưng không thuyên giảm. Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ phát hiện trong khoang miệng của bệnh nhân có một khối u kích thước khoảng 6 cm, cứng, nhiều thùy múi, thâm nhiễm xung quanh, lan rộng đến lưng lưỡi, cuống lưỡi và sàn miệng trái. Bề mặt khối u có hiện tượng loét, lồi lõm không đều, nhiều giả mạc, khiến lưỡi bị hạn chế vận động và di căn đến hạch dưới hàm trái.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân.

Bác sĩ đã thăm khám lâm sàng và xét nghiệm, xác định bệnh nhân bị ung thư bờ lưỡi, một loại u ác tính. Để ngăn chặn các biến chứng đe dọa tính mạng bệnh nhân, bác sĩ đã quyết định nhanh chóng áp dụng phương án điều trị phù hợp.

Theo lời kể của người thân, bệnh nhân thường xuyên chỉ vào miệng và than đau, khiến gia đình nghĩ rằng bà bị đau răng và đưa đi khám tại một cơ sở nha khoa. Tuy nhiên, sau khi khám miệng, các bác sĩ phát hiện dấu hiệu bất thường và tiến hành sinh thiết để kiểm tra. Kết quả sinh thiết cho thấy, bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào vảy.

TS.BS Nguyễn Hồng Nhung, người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật, cho biết đây là một trong những loại ung thư phổ biến nhất trong ung thư khoang miệng và có khả năng đe dọa tính mạng. Hiện chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra ung thư lưỡi, nhưng các yếu tố nguy cơ có thể kể đến như: thói quen uống rượu, hút thuốc lá kéo dài, vệ sinh răng miệng kém, chế độ ăn uống không hợp lý, quan hệ tình dục không an toàn (bằng miệng) và yếu tố di truyền.

Các triệu chứng ban đầu của ung thư lưỡi thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý răng miệng thông thường, khiến việc phát hiện sớm trở nên khó khăn. Trong trường hợp của bệnh nhân này, do bà bị lẫn nên gia đình không chú ý và đưa đi kiểm tra sớm. Khi vào viện, bệnh đã ở giai đoạn muộn (giai đoạn T3), với kích thước khối u lớn hơn 4 cm, lan rộng từ niêm mạc miệng đến toàn bộ lớp cơ, mạch máu và hệ thống xung quanh vùng lưỡi. Vì vậy, phương pháp điều trị tối ưu nhất là cắt bỏ toàn bộ khối u và các vùng liên quan, sau đó tạo hình lưỡi bằng vạt vi phẫu.

TS.BS Nguyễn Hồng Nhung khuyến cáo, phát hiện sớm bệnh ung thư lưỡi là yếu tố quan trọng trong điều trị. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở lưỡi, má, hoặc khoang miệng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Những người có nguy cơ cao, đặc biệt là trên 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc, uống rượu hoặc quan hệ tình dục không an toàn, cần thường xuyên tầm soát ung thư để phát hiện sớm bệnh.

Source: 24h.com.vn

Các bài tương tự
3 ngày trước - Cụ bà 70 tuổi bị đau miệng, khó nhai… đi khám răng phát hiện bị ung thư lưỡi. Hiện bà đã được phẫu thuật thành công.
2 tuần trước - TP HCM- Bà Nga, 57 tuổi, bị són tiểu hơn 20 năm, được bác sĩ phẫu thuật đặt lưới nâng niệu đạo chữa khỏi.
2 tuần trước - Bỏ thuốc lá, tránh xa khói thuốc, hạn chế rượu bia, sử dụng kem chống nắng, dưỡng môi, ăn nhiều trái cây và rau củ giúp giảm nguy cơ mắc ung thư miệng.
1 tháng trước - Các bác sĩ cho biết, hiện nay, nhiều nơi vẫn có tập quán ăn các món tôm, cua sống (ăn gỏi hoặc nướng chưa chín). Đây là nguyên nhân khiến nhiều người mắc bệnh sán lá phổi.
1 tháng trước - TP HCM- Khám cho người đàn ông có khối u dưới hàm to như "cái đầu thứ hai", bác sĩ Tú Dung từ chối mổ nhưng trăn trở không yên, hai ngày sau gọi bệnh nhân quay lại.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
5 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
5 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
5 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
5 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.