ttth247.com

Đau tê tay chân cảnh báo hẹp ống sống

Đau nhức, tê yếu tay chân, khả năng giữ thăng bằng kém là những dấu hiệu cảnh báo hẹp ống sống, cần được phát hiện và điều trị sớm.

Hẹp ống sống hay hẹp đốt sống là tình trạng không gian bên trong ống sống bị thu hẹp, gây áp lực lên các rễ thần kinh, tủy sống đi qua cột sống. BS.CKI Trần Xuân Anh, Trưởng khoa Cột sống, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7, cho biết các triệu chứng của hẹp cột sống rất đa dạng và khác nhau theo từng người, vị trí bị hẹp, dây thần kinh bị ảnh hưởng...

Biểu hiện hẹp ống sống thắt lưng thường gặp nhất là đau. Cơn đau xuất hiện ở lưng dưới, có thể đau âm ỉ hoặc đột ngột, có cảm giác nóng rát. Cơn đau cũng có thể dọc theo đường đi của thần kinh tọa, bắt đầu ở mông và kéo dài xuống chân, bàn chân. Đau nặng hơn khi đứng trong thời gian dài, đi bộ hoặc đi xuống dốc. Cơn đau giảm khi nghiêng người, hơi cúi về phía trước, đi lên dốc hay ngồi.

Người bị hẹp ống sống thắt lưng còn cảm thấy những bất thường ở chân như cảm giác nặng nề, có thể dẫn đến chuột rút ở một hoặc cả hai chân. Tê, ngứa ran như có kim châm ở mông, chân hoặc bàn chân. Bệnh tiến triển nặng có thể gây yếu chân hoặc bàn chân, mất kiểm soát đại tiện, tiểu tiện...

Thường xuyên tê yếu tay có thể là dấu hiệu cảnh báo hẹp ống sống. Ảnh minh họa: Phi Hồng

Thường xuyên tê yếu tay có thể là dấu hiệu cảnh báo hẹp ống sống. Ảnh minh họa: Phi Hồng

Các biểu hiện hẹp ống sống cổ bao gồm đau nhức cổ; tê hoặc ngứa ran ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân; yếu hoặc vụng về ở tứ chi, mất chức năng ở tay. Người bệnh có thể gặp khó khăn khi thực hiện một số hoạt động như cài cúc áo; khó giữ thăng bằng...

Tùy tình trạng hẹp ống sống, người bệnh có thể được chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị như sau:

Chườm nóng giúp làm tăng lưu lượng máu, thư giãn cơ và giảm đau nhức..., hoặc chườm lạnh để giảm sưng, đau và viêm. Người bệnh nên thường xuyên tập thể dục với những bài tập phù hợp cũng giúp giảm đau, tăng cường sức mạnh cơ bắp để hỗ trợ cột sống, cải thiện sự linh hoạt và khả năng giữ thăng bằng.

Điều trị không phẫu thuật với các thuốc đường uống hoặc đường tiêm, có tác dụng giảm đau, giảm viêm nhanh chóng. Vật lý trị liệu cũng là một trong những phương pháp điều trị bảo tồn hiệu quả. Các bác sĩ, chuyên gia vật lý trị liệu xây dựng chương trình vận động riêng, phù hợp cho cột sốngcủa người bệnh. Từ đó, người bệnh được cải thiện sự cân bằng, tính linh hoạt và ổn định của cột sống. Khi sức mạnh cơ lưng và cơ bụng được tăng cường, cột sống khỏe hơn.

Phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp điều trị bảo tồn không hiệu quả, chất lượng cuộc sống của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng vì các triệu chứng bệnh. Với hệ thống máy móc hiện đại như robot trong phẫu thuật, máy định vị C-arm, hệ thống kính vi phẫu Zeiss..., tỷ lệ điều trị bệnh thành công tăng cao. Người bệnh ít đau, sớm đi lại và xuất viện.

Bác sĩ Xuân Anh (thứ hai từ phải sang) trong một ca phẫu thuật điều trị bệnh lý cột sống. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bác sĩ Xuân Anh (thứ hai từ phải sang) trong một ca phẫu thuật điều trị bệnh lý cột sống. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Theo bác sĩ Trần Xuân Anh, khi phát hiện các dấu hiệu cảnh báo hẹp ống sống, người bệnh nên đi khám để được điều trị kịp thời, kiểm soát bệnh hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Phi Hồng

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh cơ xương khớp tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Mất cân bằng cơ xương khớp, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, đau dây thần kinh tọa... là những nguyên nhân thường gặp gây tê bì tay chân.
1 tháng trước - TP HCM- Chị Chi, 44 tuổi, thoát vị đĩa đệm 10 năm, chèn ép ống sống, đau nhức mông, chân yếu liệt.
3 tuần trước - Chèn ép thần kinh hoặc mạch máu, hội chứng cổ vai gáy hay ống cổ tay, thoái hóa khớp ngón tay, viêm khớp dạng thấp thường gây tê đầu ngón tay.
1 ngày trước - Mặc dù màu sắc và mùi nước tiểu ít có ý nghĩa chẩn đoán xác định bệnh, nhưng cũng là dấu hiệu phát hiện nhiều bệnh lý khác nhau. Do vậy, nếu bỗng nhiên thấy màu nước tiểu bất thường và có mùi lạ nên sớm đến bệnh viện để kiểm tra.
6 ngày trước - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh vừa cứu sống thuyền viên 34 tuổi, quốc tịch Myanmar bị nhồi máu cơ tim cấp. Qua khai thác tiền sử, bệnh nhân có thói quen hút thuốc lá nhiều năm, nhưng không có tiền sử mắc các bệnh lý mạn tính.
Xem tin bài khác
33 phút trước - Người không mắc bệnh tim mạch, tuyến giáp nhưng tim đập nhanh có thể xảy ra do thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh.
33 phút trước - Con gái tôi 6 tuổi, ngực bắt đầu phát triển, hơi thừa cân, ít vận động. Bé nên hạn chế ăn gì để tránh dậy thì sớm? (Bảo Nghi, TP HCM)
33 phút trước - Tôi bị đau, chảy mủ ở vùng kín, đi khám phát hiện mắc bệnh lậu. Vợ tôi cũng bị lây bệnh, hiện cả hai điều trị bằng kháng sinh.
33 phút trước - Mai Thảo (35 tuổi, Hà Nội) sốt cao, lên cơn khó thở, viêm phổi, co tử cung dồn dập... sau khi tự mua thuốc để điều trị cúm.
39 phút trước - Sau 18 ngày áp dụng liệu trình uống nước kiềm pha muối thay ăn để thanh lọc cơ thể, người đàn ông 41 tuổi ở Bắc Giang phải nhập viện do suy kiệt nặng.