ttth247.com

Đầu tư công ở TP.HCM: Chia rõ việc để 'chạy' nhanh hơn

Báo cáo với Thủ tướng tại cuộc làm việc mới đây, TP.HCM thừa nhận kết quả giải ngân đầu tư công 7 tháng năm 2024 của TP chưa đạt yêu cầu kế hoạch đề ra. Tỉ lệ giải ngân đạt hơn 15%, thấp hơn chỉ tiêu 6 tháng của TP (30%) và thấp hơn so với mặt bằng chung giải ngân của cả nước (32,2%)...

Chủ tịch UBND TP cũng cho hay TP.HCM sẽ tập trung các giải pháp đột phá để thúc đẩy giải ngân đầu tư công. Thành phố phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công cả năm đạt 95%.

"Siêu ban" quá tải, xin chuyển bớt dự án

Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP.HCM (gọi tắt là Ban Dân dụng và Công nghiệp) vừa có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM kiến nghị điều chuyển hơn 20 dự án về cho các ban quản lý quận huyện, TP Thủ Đức.

Theo đó, năm 2024 Ban Dân dụng và Công nghiệp được UBND TP.HCM bố trí vốn cho 91 dự án (gồm 17 dự án chuyển tiếp và 74 dự án phải thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư) với tổng số vốn 3.791 tỉ đồng.

Tính đến ngày 10-7, đơn vị giải ngân được 498 tỉ đồng (đạt 13,4%). Trong khi theo kế hoạch, đơn vị cam kết giải ngân tối thiểu 95% kế hoạch vốn được giao năm 2024 với 17 dự án chuyển tiếp (có tổng số vốn giao hơn 3.607 tỉ đồng).

Còn đối với 74 dự án thì khả năng ban chỉ khởi công được 38 dự án, còn lại 36 dự án phải chuyển qua năm 2025.

Ngoài việc tập trung giải ngân 17 dự án chuyển tiếp, đơn vị còn phải tập trung công tác chuẩn bị đầu tư hơn 15 dự án thuộc danh mục các công trình chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025) và Đại hội thể dục thể thao toàn quốc (năm 2026).

Thông tin thêm, ban này là một trong bốn ban quản lý dự án lớn của TP.HCM (Đường sắt đô thị, Giao thông, Dân dụng và Công nghiệp, Hạ tầng đô thị), chiếm 60% vốn đầu tư công.

Tại cuộc họp về đầu tư công gần đây, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi đã "sốt ruột" trước tỉ lệ giải ngân đầu tư công 6 tháng 2024 còn thấp (khoảng 13%). Đến tháng 7-2024, tỉ lệ này cũng tăng không đáng kể.

Một trong những nguyên nhân là tình trạng quá tải tại các siêu ban. Để đẩy nhanh hơn tiến độ giải ngân đầu tư công, Chủ tịch UBND TP.HCM cũng chỉ đạo về việc các ban quản lý dự án lớn rà soát, chuyển giao dự án về cho cấp quận huyện thực hiện.

Chuyển dự án cho quận huyện là phù hợp

Trong số hơn 20 dự án Ban Dân dụng và Công nghiệp TP xin chuyển chủ đầu tư về cho ban quản lý dự án khu vực quận huyện thực hiện chủ yếu là dự án lĩnh vực y tế, giáo dục.

Điển hình như dự án xây dựng mới khối bệnh viện nhiệt đới và nghiên cứu Bệnh viện Nhi đồng 2; cải tạo, mở rộng Bệnh viện Bình Tân; xây dựng mới và cải tạo Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, mở rộng Trường THPT Hùng Vương (quận 5); xây dựng, nâng cấp, cải tạo Trường THPT Trung Phú (huyện Củ Chi); xây dựng mới Trung tâm Đào tạo vận động viên năng khiếu thể thao...

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Trường - giám đốc Ban Dân dụng và Công nghiệp TP - cho rằng các dự án mà ban kiến nghị chuyển chủ yếu vướng mắc về quy hoạch, môi trường.

Thẩm quyền điều chỉnh về quy hoạch đã được UBND TP ủy quyền về cho các quận huyện. Vì vậy các ban quản lý dự án quận huyện và TP Thủ Đức có nhiều thuận lợi trong công tác chuẩn bị đầu tư, đặc biệt là công tác điều chỉnh quy hoạch.

Ông Trường phân tích rằng thực tiễn trước đây có nhiều bệnh viện như Nhi đồng 1, Nhân dân Gia Định, Trưng Vương... đã từng làm chủ đầu tư các dự án đầu tư công cho bệnh viện.

Từ đó, Ban Dân dụng và Công nghiệp có kiến nghị với Sở Kế hoạch - Đầu tư để tham mưu cho UBND TP về các dự án nhóm C đóng trên địa bàn quận huyện nào thì chuyển về cho ban quản lý dự án khu vực quận huyện đó. Và xu hướng sắp tới sở sẽ chuyển các dự án nhóm C cho quận huyện.

"Ban Dân dụng và Công nghiệp là ban chuyên ngành sẽ tập trung thực hiện các dự án nhóm A.

Các dự án còn lại chuyển cho quận huyện tương ứng thực hiện. Ví dụ, dự án của Bệnh viện Nhi đồng 2 thuộc Sở Y tế quản lý và do Ban Dân dụng và Công nghiệp thực hiện, nếu chuyển cho quận 1 thực hiện thì sẽ thuận lợi.

Và hiện nay ban cũng báo cáo Sở Y tế và trao đổi với lãnh đạo quận 1 về việc tiếp nhận dự án. Như vậy, việc chuyển dự án nhằm phân chia hợp lý nguồn lực, bảo đảm tiến độ giải ngân các dự án của thành phố được đẩy nhanh", ông Trường thông tin thêm.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Hơn 1 năm triển khai Nghị quyết 98 của Quốc hội, nhiều cơ chế đặc thù đi vào cuộc sống giúp TP.HCM đạt nhiều chỉ tiêu quan trọng, tạo nền tảng để phát triển nhanh, mạnh và bền vững.
2 tuần trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
1 tháng trước - Thiếu trụ sở hoạt động sau sắp xếp khu phố, thiếu kinh phí chi trả cho người hoạt động không chuyên trách, cách thức quản lý đối với khu phố là chung cư còn nhiều bất cập... là những điều mà người dân Q.Tân Phú kiến nghị với HĐND TP.HCM...
1 tháng trước - Cuộc đua tìm việc làm ngày càng khốc liệt, các ứng viên thường thấy choáng ngợp trước những yêu cầu khắt khe, phi thực tế được nêu trong JD. Những JD tìm việc "khó nhằn" này không chỉ gây áp lực tâm lý mà còn khiến nhiều người mất niềm...
3 tuần trước - TP.HCM sẽ kiến nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh mức thu để nghĩa vụ tài chính về đất phù hợp với tình hình kinh tế xã hội khi có bảng giá đất điều chỉnh.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Sau khi lập biên bản các trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông, lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội sẽ gửi thông báo về địa phương xác minh; gửi về cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ để xem xét, xử lý theo đúng quy định.
4 giờ trước - Quảng Ninh- Hai tuần sau khi bão Yagi hoành hành gây thiệt hại hơn 30.000 tỷ đồng, Quảng Ninh và Hải Phòng đang huy động nhiều nguồn lực để phục hồi kinh tế.
4 giờ trước - Sân vận động Thống Nhất sẽ được sửa chữa các hạng mục tại khán đài, sân cỏ, đường chạy, xây ba khán đài mới với quy mô 3 tầng, kinh phí dự tính hơn 149 tỷ đồng.
4 giờ trước - Địa phương lên kế hoạch dùng 4.200 tỷ đồng ngân sách địa phương để làm ba dự án môi trường và giao thông, nhằm thay thế cho nguồn vốn từ Ngân hàng Thế giới.
4 giờ trước - Nhà ga metro sẽ được xây ở Trung tâm thương mại dịch vụ vòng xoay A1 rộng 7 ha tại thành phố mới Bình Dương, kết nối tuyến metro đến Suối Tiên, TP HCM.