ttth247.com

Dạy thêm, học thêm sẽ dễ dàng hơn trước đây?

Ngày 22.8, Bộ GD-ĐT đã đăng tải dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm để lấy ý kiến góp ý. Việc Bộ GD-ĐT ban hành văn bản mới để thay đổi Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT là cần thiết. Nhưng, khi đọc dự thảo, chúng tôi nhận thấy nội dung không có những bước đột phá hạn chế dạy thêm, học thêm hiện nay mà có phần còn dễ dàng hơn trước đây.

Dạy thêm, học thêm sẽ dễ dàng hơn trước đây?- Ảnh 1.

Học sinh tiểu học sau giờ học thêm ở một cơ sở tại Q.5 (TP.HCM) vào tháng 3.2023

NHẬT THỊNH

"Tự nguyện": Khó kiểm soát

Nguyên tắc dạy thêm, học thêm (Điều 3) dự thảo yêu cầu "chỉ được tổ chức khi học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm".

Trước đây, Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT cũng đã quy định: "Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm".

Thế nhưng, tình trạng dạy thêm, học thêm những năm qua khá phức tạp. Học sinh đều đi học thêm "tự nguyện" chứ có giáo viên nào ép buộc đâu. Giáo viên không ép buộc nhưng có tình trạng nếu học sinh không đi học thêm sẽ bị thiệt thòi khi học trên lớp và khi kiểm tra. Vì thế, mới xảy ra tình trạng học thêm đại trà ở một số môn học.

"Không dạy thêm trước chương trình": Có dễ thực hiện?

Dự thảo thông tư yêu cầu: "Không dạy thêm trước các nội dung so với phân phối chương trình môn học trong kế hoạch giáo dục của nhà trường; không sử dụng những ví dụ, câu hỏi, bài tập đã dạy thêm, học thêm để kiểm tra, đánh giá học sinh". Nhưng ai, cơ quan nào kiểm tra việc dạy thêm ngoài nhà trường vẫn là một vấn đề đã, đang và sẽ để ngỏ.

Đa phần giáo viên dạy thêm cho học trò ngoài nhà trường hiện nay đang dạy trước chương trình. Việc hệ thống, mở rộng kiến thức rất ít chỉ dành cho học sinh cuối cấp ở giai đoạn gần thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp.

Việc quy định "không sử dụng những ví dụ, câu hỏi, bài tập đã dạy thêm, học thêm để kiểm tra, đánh giá học sinh" lại càng khó. Vì đây mới là điều mà phụ huynh và học sinh mong chờ. Giáo viên dạy thêm có "uy tín" hay không thì mấu chốt nằm ở chỗ này. Không làm như vậy, làm sao học sinh có được điểm cao và có danh hiệu học tập.

Dạy thêm, học thêm sẽ dễ dàng hơn trước đây?- Ảnh 2.

Học sinh tan lớp tại một trung tâm dạy thêm trên đường Cách Mạng Tháng Tám (quận Tân Bình, TP.HCM) vào năm 2023

NHẬT THỊNH

Thừa nhận cho phép dạy thêm ngoài nhà trường?

Việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường (Điều 5) hướng dẫn phải "Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật", nếu so với Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT phải xin cấp giấy phép thì nội hàm không khác nhau bao nhiêu.

Bên cạnh đó, nếu như trước đây, Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT yêu cầu giáo viên không được dạy thêm cho học sinh chính khóa mà giáo viên vẫn chủ yếu dạy thêm cho học sinh chính khóa. Bây giờ, dự thảo Thông tư không còn cấm nội dung này. Với quy định này, gần như đã thừa nhận cho phép dạy thêm ngoài nhà trường. Miễn là giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường chỉ cần báo cáo địa điểm, thời gian và cam kết không vi phạm với người đứng đầu đơn vị, cơ quan quản lý là có thể mở lớp dạy thêm.

Tại khoản 2, Điều 6 của dự thảo hướng dẫn việc thu và quản lý tiền học thêm ngoài nhà trường như sau: "Mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh, học sinh với cơ sở dạy thêm và phải được công khai trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm".

Lâu nay, việc này cũng đang được "thỏa thuận" với phụ huynh hoặc "nói công khai trước khi tuyển sinh" nhưng giáo viên dạy thêm thu bao nhiêu thì phụ huynh và học sinh đều đóng đầy đủ bấy nhiêu. Đã có phụ huynh hay học sinh nào lại không đồng ý với mức học phí mà giáo viên yêu cầu đâu.

Thực tế cho thấy, dự thảo Thông tư mà Bộ GD-ĐT vừa công bố nếu so sánh với Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT không thay đổi bao nhiêu về nội dung, bản chất. Vì thế, tình trạng dạy thêm, học thêm tới đây có thể vẫn tiếp tục phức tạp. Đặc biệt, khi không cấm giáo viên dạy thêm cho học sinh chính khóa cũng đồng nghĩa đã bỏ hẳn rào cản để những giáo viên dạy thêm được thoải mái hơn, không còn lo lắng điều gì. Miễn là khi dạy thêm, họ báo cáo với hiệu trưởng và cam kết một số điều theo quy định là được.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Dự kiến tăng tỷ lệ sử dụng kết quả đánh giá quá trình học tập lên 50% vào trung bình điểm tốt nghiệp THPT từ năm 2025, theo dự đoán có thể làm tăng dạy thêm, học thêm. Điều này liệu có đi ngược lại mục tiêu phát triển năng lực học sinh,...
2 tuần trước - Giáo viên hay các tổ chức cung cấp lớp học ngoài giờ phải đăng ký với cơ quan giáo dục địa phương, chương trình giảng dạy cần được báo cáo và chấp thuận, cơ sở hạ tầng, thời gian học và học phí được giới hạn và giám sát là một số quy định...
1 tháng trước - Thanh Hóa và Nghệ An nhiều năm qua chỉ xếp sau Hà Nội về việc thiếu giáo viên. Có thời điểm, riêng tỉnh Thanh Hóa thiếu đến hơn 14.000 giáo viên, gây không ít khó khăn cho công tác dạy và học.
2 tuần trước - Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, việc dạy thêm, học thêm là nhu cầu có thực, chính đáng và Bộ GD&ĐT ra quy định để quản lý những việc đó. Tức là việc học thêm, nếu có, không phải nhằm mục tiêu để đạt được yêu cầu của chương trình. Do đó, việc...
3 tuần trước - Hôm nay 26.8, học sinh cả nước tựu trường năm học mới. Vấn đề dạy thêm tràn lan vốn chưa bao giờ hết nhức nhối nay lại nóng hơn khi Bộ GD-ĐT ban hành dự thảo quy định mới với nhiều ý kiến trái chiều.
Xem tin bài khác
21 phút trước - Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế cho hơn 940.000 học sinh nghỉ ngày 19/9 để tránh bão, các trường ở Đà Nẵng đã nghỉ từ chiều nay.
1 giờ trước - Bám sát sự thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, một số trường ĐH đã công bố định hướng tuyển sinh cho năm sau. Đáng chú ý trong đó là điều chỉnh về tổ hợp môn xét tuyển.
1 giờ trước - Đọc và xem những bài viết trên Báo Thanh Niên về thiệt hại nặng nề của ngành giáo dục sau bão lũ, tôi và nhiều độc giả nghe tim mình quặn thắt. Hậu quả của trận lũ lịch sử đối với nhà trường, học sinh và thầy cô giáo rất nặng nề, cần...
2 giờ trước - Mới đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với 'quy mô, tính chất rất mới' và 'rất hệ trọng'.
2 giờ trước - Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có thông báo khẩn cho học sinh nghỉ học vào hôm nay, 19.9.