ttth247.com

Để không còn những cái bẫy ngọt ngào việc nhẹ lương cao, hại đồng bào mình

Như đã phản ánh: Một đường dây lừa đảo quốc tế vừa bị lực lượng công an triệt phá, 155 nghi phạm bị bắt giữ cùng nhiều tài liệu được thu giữ để phục vụ điều tra.

Điều đáng nói thủ phạm là những người Việt, vì đồng tiền mà đã tiếp tay cho tội phạm giăng bẫy hại đồng bào mình vào chỗ nguy hiểm, rủi ro khi bị lừa mất hết tài sản, lâm cảnh khốn cùng vì nợ nần.

Sau khi thủ đoạn trên bị phanh phui, nhiều bạn đọc tiếp tục bức xúc và đề nghị xử phạt thật nặng hành vi này.

Ngoài ra, một số bạn đọc cũng đặt vấn đề: Bẫy việc nhẹ lương cao không mới, tại sao vẫn có người bị lừa? Làm sao xử lý rốt ráo?

Bạn đọc Nguyễn Phong Phú viết: "Có thể pháp luật của nước ta chưa đủ sức răn đe nên các nhóm lừa đảo cứ "giăng câu bủa lưới" khắp nơi trên không gian mạng".

Nhằm góp thêm góc nhìn, dưới đây là chia sẻ của thạc sĩ Trần Xuân Tiến.

Dễ bị cám dỗ bởi vật chất

Có thể nhiều người bày tỏ sự hoài nghi khó hiểu, nhưng thực tế cho thấy vẫn còn nhiều người trẻ chưa có cái nhìn đầy đủ về cuộc sống. Do chưa có nhiều trải nghiệm, kinh nghiệm, suy nghĩ có phần hồn nhiên, lạc quan, các bạn trẻ dễ tin vào những điều tốt đẹp.

Các bạn vẫn còn mang chút mơ mộng thanh xuân, nhìn đời giản đơn, và dễ dàng tin tưởng vào những cơ hội trước mắt.

Tiếc rằng niềm tin đó đặt nhầm chỗ và mang đến hiểm họa khôn lường.

Các bạn bị cuốn vào những hy vọng hão huyền, viển vông, mà không biết những bi kịch khủng khiếp đang chờ đợi bản thân.

Mà những chiếc bẫy lừa thì luôn ngọt ngào, rộng mở và vô cùng tinh vi.

Đã gọi là lừa đảo thì những cái bẫy giăng ra luôn được thay đổi, cải tiến để có thể chiếm lấy lòng tin của người bị hại. Chiêu bài "việc nhẹ lương cao" không thay đổi về bản chất nhưng luôn biến tấu về hình thức, chuyển đổi về vỏ bọc.

Các chiến lược tiếp thị, các mánh lới tiếp cận, các lời hứa hẹn thuận tai, các cách thức triển khai "chuyên nghiệp" luôn không ngừng xoay chuyển để đạt được mục đích xấu.

Ở những trường hợp khác, tâm lý muốn kiếm tiền nhanh, lối sống tiêu thụ, chủ nghĩa tiêu dùng, suy nghĩ theo đuổi vật chất mù quáng, thói quen lười lao động nhưng muốn hưởng thụ, chìm đắm trong ảo tưởng của các trào lưu khoe khoang xa hoa trên các nền tảng mạng xã hội… cũng là những nguyên nhân dẫn đến việc người trẻ dễ bị thao túng bởi các lời hứa hẹn "việc nhẹ lương cao".

Bị lòng tham lam ngự trị, người trẻ không còn đủ sự tỉnh táo, không còn đủ lý trí phân tích, không còn đủ bản lĩnh khi đứng trước những cám dỗ vật chất, những cơ hội công việc, cơ may tài chính tưởng chừng may mắn, khó lòng có được.

Một nguyên nhân nữa khiến người trẻ lọt vào cái bẫy "việc nhẹ lương cao" chính là áp lực tài chính.

Khi rơi vào hoàn cảnh thúc ép tiền bạc, nợ nần bệnh tật ốm đau, gánh nặng lo toan cho gia đình người thân, đau khổ đứng trước vực thẳm oan khiên của cuộc đời, nhiều trường hợp đành nhắm mắt đưa chân làm liều với suy nghĩ chỉ tham gia công việc một khoảng thời gian ngắn rồi thôi.

Nhưng rồi ngã rẽ cuộc đời nối tiếp ngã rẽ cuộc đời, những bẫy lừa gian ác sao có thể dễ dàng buông tha cho con mồi đang trông chờ vào những tia hy vọng mong manh?

Làm gì để hạn chế?

Tăng cường kiểm tra giám sát với các chuyên đề, chuyên án được tổ chức thường xuyên, bài bản là phương án mà các cơ quan chức năng của chúng ta đang ráo riết triển khai.

Và mới đây, lực lượng chức năng Việt Nam và Lào đã bắt 155 người trong đường dây lừa đảo người Việt qua điện thoại. Thời gian qua, chúng ta cũng đã đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế trong vấn đề xóa bỏ các đường dây lừa đảo "việc nhẹ lương cao".

Tuy vậy, đứng trước tình hình phức tạp của các hoạt động lừa đảo, khi mà các đối tượng lừa đảo xuyên quốc gia ngày càng "vươn vòi bạch tuộc", rõ ràng công tác kiểm tra, hợp tác quốc tế cần phải được tăng cường hơn nữa.

Lừa đảo "việc nhẹ lương cao" là hành vi đáng lên án, và cần phải nghiêm trị nghiêm khắc để đảm bảo thượng tôn pháp luật, xây dựng xã hội lành mạnh, an toàn.

Đã đến lúc chúng ta không thể chỉ dừng lại ở các thao tác tuyên truyền, nhắc nhở, xử phạt cảnh tỉnh.

Thiết nghĩ chúng ta cần tạo dựng hành lang pháp lý, tăng mức xử phạt để có thể đủ sức răn đe, nghiêm trị thích đáng các hành vi lừa đảo "việc nhẹ lương cao".

Cải cách, hoàn thiện quy định, chế tài xử phạt là đòi hỏi bức thiết từ thực tiễn vấn đề, để giảm thiểu tối đa lỗ hổng cho các hành vi lừa đảo "việc nhẹ lương cao" đang hoành hành.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Anh- Các nữ cảnh sát trẻ và nam sĩ quan giả gái cùng mặc thường phục đi dạo trên những con đường tối, đợi 'Kẻ hiếp dâm Clifton' tấn công.
1 tháng trước - Mỹ- Bị khách hàng dí súng vào đầu đe dọa, cô gái bán dâm Erika Pena cố nhảy khỏi xe chạy thoát và cầu cứu cảnh sát, không ngờ việc làm này giúp vạch mặt sát thủ từng giết nhiều người.
1 tháng trước - Trung Quốc- Với vẻ ngoài chất phác, Hà Thiên Đới đánh lừa các chủ nhà, liên tục đầu độc 10 nạn nhân cao tuổi sau vài ngày làm việc để được lấy tiền lương cả tháng.
1 tháng trước - Mỹ- Sau khi Jane Bashara đột ngột biến mất vào tháng 1/2012, chồng cô bị phanh phui đời sống tình dục lệch lạc và một người tình bí mật đang thúc giục ly hôn.
1 tháng trước - Mỹ- Hai năm sau khi chồng bị bắn chết, thi thể Barbara Loesch được tìm thấy trong bồn tắm nước nóng tại nhà, trông như vô tình bị điện giật nhưng cảnh sát phát hiện phích cắm đã bị rút.
Xem tin bài khác
35 phút trước - Một phụ nữ bị sát hại tại nhà; xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2; truy tố cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải vì nhận hối lộ của Xuyên Việt Oil... là những tin nóng 24 giờ qua.
36 phút trước - Sáng sớm 19/9, an ninh phiên tòa vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 được thắt chặt, bên trong và ngoài TAND TP.HCM có rất nhiều chiến sĩ cảnh sát.
1 giờ trước - TP HCM- Đang mang án tử hình ở giai đoạn một của vụ án, bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, tiếp tục bị đưa ra xét xử cùng 33 người về nhiều tội danh.
1 giờ trước - Cơ quan thuế chưa tính thuế khi chuyển nhượng nhà đất gây thiệt hại thì tôi có thể kiện đòi bồi thường không?
1 giờ trước - Biết Xuyên Việt Oil không nộp tiền vào quỹ bình ổn giá xăng dầu mà chiếm dụng trái phép nhưng Cục phó Quản lý giá thuộc Bộ Tài chính lại nhận hối lộ, làm ngơ cho sai phạm dẫn tới thất thoát 219 tỷ đồng.