ttth247.com

Đề thi Văn không dùng ngữ liệu trong SGK: Khó học tủ, cần thay đổi cách học

Đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn nằm ngoài nội dung sách giáo khoa một lần nữa trở thành đề tài được nhiều học sinh quan tâm, đặc biệt là teen cuối cấp 2K7. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề mới lạ đối với các bạn đang học chương trình 2018 vì đã được làm quen từ 2 năm trước.

Vừa qua, Bộ GD&ĐT ra công văn hướng dẫn việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024 - 2025. Trong đó, đối với việc kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn, các trường cần tránh sử dụng những văn bản, đoạn trích đã được học trong sách giáo khoa (SGK) để làm ngữ liệu kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu và viết trong các đề kiểm tra định kỳ (bao gồm giữa kỳ và cuối kỳ).

Bài viết của thí sinh cần làm rõ quan điểm cá nhân khi triển khai các luận điểm. Cách đánh giá bài làm của đã không còn dựa vào đúng/sai mà yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức để lập luận và thuyết phục. Áp dụng ngữ liệu ngoài SGK trong đề thi không chỉ thay đổi cách ra đề mà còn thay đổi phương pháp chấm bài. Thay vì chấm điểm theo barem cứng nhắc, học sinh hiện nay phải thể hiện kỹ năng phân tích và đánh giá vấn đề một cách đa chiều.

Áp dụng ngữ liệu ngoài SGK trong đề thi được học sinh đặc biệt quan tâm. Ảnh: Báo Bắc Ninh

Áp dụng ngữ liệu ngoài SGK trong đề thi được học sinh đặc biệt quan tâm. Ảnh: Báo Bắc Ninh

Cách đánh giá thực tế nhưng chưa chắc "dễ thở"

Thầy V.M.Đ - giáo viên luyện thi môn Ngữ văn tại TP.HCM cho biết, việc sử dụng các ngữ liệu ngoài chương trình, chuyển từ đánh giá về nội dung sang đánh giá về năng lực có ưu điểm là thực tế hơn trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh. Điều này giúp học sinh không còn bị gò bó trong một khung đo duy nhất, mà dựa theo năng lực của một học sinh.

Chẳng hạn, khi đánh giá khả năng tạo lập văn bản (viết đoạn, viết bài văn) của học sinh, đánh giá nội dung yêu cầu học sinh phải có đủ các ý, các bước theo kiến thức đã dạy mới được đủ điểm; trong khi đó, nếu đánh giá năng lực, học sinh có thể chỉ cần một ý, nhưng triển khai sâu và liên hệ với các vấn đề khác, học sinh vẫn có thể đạt mức điểm trọn vẹn.

"Tuy nhiên, về phía giáo viên cũng có không ít thách thức. Hiện nay, trên cả nước sử dụng đến ba bộ SGK (Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức), trong khi nếu không có gì thay đổi, đề thi môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ có một. Như vậy, học sinh khi ôn tập phải loại trừ hết tất cả các bài có trong ba bộ sách và phải tỉnh táo để xác định đó có phải ngữ liệu "không chuẩn" hay không", thầy M.Đ chia sẻ.

Teen 2K7 đã làm quen nhưng vẫn lo lắng

Chia sẻ với Hoa Học Trò Online, bạn Nguyễn Thị Cẩm My (học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Hữu Cầu, TP.HCM) cho rằng việc không sử dụng văn bản trong SGK để làm ngữ liệu trong các bài kiểm tra khiến cô bạn gặp khá nhiều khó khăn vì lo lắng không có ý tưởng triển khai.

"Dù đã làm quen với kiểu đánh giá mới từ năm lớp 10 nhưng hiện tại Bộ GD&ĐT chỉ mới công bố đề thi minh hoạ của lớp 10 (không phải lớp 12), nên tụi mình vẫn chưa thể hình dung đề thi sẽ triển khai thế nào".

Cẩm My cho rằng phương án này sẽ giúp học sinh phát triển tư duy.

Cẩm My cho rằng phương án này sẽ giúp học sinh phát triển tư duy.

"Tuy nhiên, yêu cầu này giúp mình vận dụng được kiến thức đã tích lũy cũng như phát triển tư duy. Bên cạnh đó, giám thị có thể phát hiện ra nhiều khía cạnh mới mẻ hơn của tác phẩm dựa vào cảm nhận của học sinh cũng như tài năng của một số cá nhân", Cẩm My cho biết.

Thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT mách nhỏ

Là thủ khoa khối C00 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2024, bạn Khúc Nguyễn Thùy Linh cho rằng, bất cứ cải cách nào đều xuất phát từ việc cái cũ đã không còn phù hợp.

"Xem xét với tình cảnh vài năm trở lại đây khi việc đoán đề văn trở nên phổ biến, hay các bài làm có nhiều phần giống nhau như được đúc ra từ một khuôn mẫu. Có lẽ xuất phát từ hiện trạng thực tế này mà Bộ GD&ĐT đã đưa ra phương án mới nhằm hạn chế những mặt tiêu cực".

Thùy Linh tin rằng việc không sử dụng những văn bản trong sách giáo khoa sẽ giúp học sinh thoải mái sáng tạo.

Thùy Linh tin rằng việc không sử dụng những văn bản trong sách giáo khoa sẽ giúp học sinh thoải mái sáng tạo.

Cô bạn chia sẻ thêm, phương án này sẽ "phá vỡ" khái niệm "học thuộc" , "học tủ" đối với môn Ngữ Văn: "Điều này sẽ giúp các bạn học sinh có thể sáng tạo vô hạn và không bị bó buộc trong bất cứ khuôn khổ nào. Mình rất mong chờ mùa thi tốt nghiệp THPT các năm tới để có thể chứng kiến những tư duy độc đáo mang đậm bản sắc cá nhân".

Source: 24h.com.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa (SGK) để ra đề kiểm tra định kỳ môn ngữ văn là một nội dung mới được Bộ GD-ĐT đặt ra cho năm học 2024 - 2025.
2 giờ trước - Mới đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với 'quy mô, tính chất rất mới' và 'rất hệ trọng'.
2 tuần trước - Chuẩn bị bước vào năm học mới và xây dựng kế hoạch hỗ trợ học sinh cuối cấp chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp năm đầu tiên của chương trình GDPT mới, hầu hết các trường THPT đã có bước thăm dò việc chọn môn thi của học sinh.
1 tháng trước - Bộ GD-ĐT yêu cầu chuẩn bị cho học sinh lớp 9 làm quen với định hướng đề thi tuyển sinh vào lớp 10, học sinh lớp 12 làm quen với định hướng đề thi tốt nghiệp THPT.
1 tháng trước - Bộ GD-ĐT yêu cầu tránh ra đề kiểm tra ngữ văn có sử dụng các trích đoạn, ngữ liệu đã được học trong sách giáo khoa. Việc phát triển văn hóa đọc trong học sinh, vốn luôn được nhấn mạnh, bây giờ càng thành vấn đề đáng lưu tâm hơn.
Xem tin bài khác
34 phút trước - Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế cho hơn 940.000 học sinh nghỉ ngày 19/9 để tránh bão, các trường ở Đà Nẵng đã nghỉ từ chiều nay.
1 giờ trước - Bám sát sự thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, một số trường ĐH đã công bố định hướng tuyển sinh cho năm sau. Đáng chú ý trong đó là điều chỉnh về tổ hợp môn xét tuyển.
1 giờ trước - Đọc và xem những bài viết trên Báo Thanh Niên về thiệt hại nặng nề của ngành giáo dục sau bão lũ, tôi và nhiều độc giả nghe tim mình quặn thắt. Hậu quả của trận lũ lịch sử đối với nhà trường, học sinh và thầy cô giáo rất nặng nề, cần...
2 giờ trước - Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có thông báo khẩn cho học sinh nghỉ học vào hôm nay, 19.9.
6 giờ trước - Việc cấm học sinh dùng điện thoại không nên cứng nhắc, tùy hoàn cảnh áp dụng, phát huy ưu điểm của công nghệ để nâng cao chất lượng giờ dạy