ttth247.com

Đề xuất chi hơn 256.000 tỷ đồng phát triển văn hóa: Có bố trí và tiêu được không?

Sáng 8/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về quyết định chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Trịnh Thị Thủy cho biết, thời gian thực hiện chương trình trong 11 năm, chia làm các giai đoạn. Cụ thể là năm 2025 chỉ tập trung xây dựng khung chính sách và chuẩn bị đầu tư; giai đoạn thứ 1 theo kỳ trung hạn 2026-2030 sẽ tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế, thách thức đặt ra trong thời gian qua; giai đoạn thứ 2 theo kỳ trung hạn 2031-2035 sẽ tiếp tục phát triển văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, động lực để phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Đề xuất chi hơn 256.000 tỷ đồng phát triển văn hóa: Có bố trí và tiêu được không?- Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Trịnh Thị Thủy

Tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình giai đoạn 2025-2030 dự kiến là 122.250 tỷ đồng và giai đoạn 2031-2035 là 134.000 tỷ đồng, gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và vốn huy động hợp pháp khác.

Thẩm tra, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nhất trí với sự cần thiết chủ trương đầu tư và cho rằng, việc xây dựng chương trình ở thời điểm hiện nay đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn.

Cơ bản nhất trí với mục tiêu của chương trình, tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Nguyễn Đắc Vinh, cần xem xét tính khả thi của 2 mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Phấn đấu 100% các đơn vị hoạt động văn hóa, nghệ thuật thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; và 100% học sinh, học viên, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân được tiếp cận, tham gia hiệu quả, thường xuyên các hoạt động giáo dục nghệ thuật, giáo dục di sản văn hóa. “Đề nghị Chính phủ tiếp tục cân nhắc về khả năng đạt được các mục tiêu này” – cơ quan thẩm tra lưu ý.

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cơ bản nhất trí với dự kiến tổng mức đầu tư và các nguồn vốn để thực hiện chương trình. Việc bố trí nguồn lực thỏa đáng là cần thiết để cụ thể hóa đầy đủ, hiệu quả các quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển văn hóa.

Đề xuất chi hơn 256.000 tỷ đồng phát triển văn hóa: Có bố trí và tiêu được không?- Ảnh 2.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh

Nêu ý kiến về tổng mức đầu tư, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh cho rằng, đây là mức vốn rất lớn so với các chương trình mục tiêu quốc gia. Chương trình mục tiêu văn hóa có ý nghĩa, mục tiêu rất quan trọng, tác động sâu rộng đất nước, con người Việt Nam nên việc bố trí ngân sách là cần thiết. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy khả năng giải ngân trong lĩnh vực văn hóa, đặc biệt chương trình mục tiêu quốc gia trước đây là rất khó khăn.

Ông Lê Quang Mạnh dẫn chứng: Giai đoạn 2012 - 2015 chương trình mục tiêu 7.968 tỷ đồng, thực tế chỉ thực hiện được 1.786 tỷ đồng. Giai đoạn 2016 - 2020, dự kiến 10.620 tỷ đồng nhưng thực tế bố trí được 2.700 tỷ đồng.

“Đây là lý do chúng tôi quan ngại khi quy mô vốn lớn trong khi thực tiễn không giải ngân được”, Chủ nhiệm Lê Quang Mạnh nói, đồng thời băn khoăn khi quy mô dự án rất lớn nhưng chỉ có 1 năm chuẩn bị khung chính sách cho đầu tư.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị cân nhắc bố trí vốn của năm 2025 vì khi Quốc hội thông qua chương trình đã là tháng 11/2024. “Bố trí được không và có tiêu được không?” – ông đặt vấn đề.

Giai đoạn 1 của chương trình (2026-2030) tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế, thách thức đặt ra trong thời gian qua, theo Phó Chủ tịch Quốc hội là chưa ổn, đề nghị phải có bước đột phá phát triển. Trong khi đó giai đoạn 2 thuộc kỳ trung hạn lại muộn quá.

Đề xuất chi hơn 256.000 tỷ đồng phát triển văn hóa: Có bố trí và tiêu được không?- Ảnh 3.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định

Cho rằng chương trình còn dàn trải, ông Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ quốc gia, tập trung những thứ mà từng bộ, từng ngành, từng địa phương không làm được, phải có quốc gia làm. Theo ông nên tập trung vào công nghiệp văn hóa để tăng nguồn thu, lấy văn hóa nuôi văn hóa.

“Nên giảm bớt vấn đề xây dựng. Tiền bỏ ra xây không biết bao nhiêu cho đủ. Xây xong không phát huy hiệu quả thì không nên xây. Bảo tồn, bảo tàng, di tích thì cần tôn tạo, nhưng xây thêm, xây hoành tráng ra, rồi bỏ không đấy!” – ông Nguyễn Khắc Định nói.

Source: cafef.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - 'Tôi kiếm được nhiều hơn hồi còn làm ngân hàng và không còn phải chạy theo đồng tiền nữa'.
1 tuần trước - Hí hửng đến Trung Quốc làm việc, người đàn ông lập tức hối hận: Khuôn mặt giờ như biến thành người khác
6 ngày trước - Theo Intertest Engineering, một công ty Trung Quốc đã lắp đặt tuabin gió trên bờ lớn nhất thế giới.
1 tháng trước - Công ty Danh Khôi muốn sử dụng 195 tỷ đồng từ phát hành cổ phiếu riêng lẻ để thanh toán tiền mua một phần dự án khu dân cư Đại Nam (quy mô dự án hơn 96,7 ha tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước).
3 tuần trước - Siêu dự án 70 tỷ USD của Việt Nam đã nhận được sự quan tâm của nhiều Tập đoàn Trung Quốc trong thời gian qua.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Tổng lợi nhuận trước thuế nhóm chứng khoán trong quý 3/2024 đạt khoảng 7.000 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ năm trước nhưng giảm gần 15% so với quý 2 liền trước.
4 giờ trước - 5 người phụ nữ này hiện đang nắm giữ số tài sản hơn 60.000 tỷ đồng và được coi là những “nữ tướng” giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
4 giờ trước - Thời điểm 30/9, dư nợ margin tại các CTCK ước tính vào khoảng 223.000 tỷ đồng, tăng 5.000 tỷ so với cuối quý 2 và là con số kỷ lục trong lịch sử chứng khoán Việt Nam.
5 giờ trước - Sau 3 tháng triển khai xác thực sinh trắc học, số vụ lừa đảo cũng đã giảm rõ rệt.
6 giờ trước - Sự tham gia của Ấn Độ trên Tuyến đường biển phía Bắc sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả họ và Nga, cũng như phương Tây.