ttth247.com

Đề xuất miễn học phí cho con giáo viên: Ủng hộ nhưng tránh đặc quyền, đặc lợi

Trình bày báo cáo giải trình tiếp thu, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nêu rõ Chính phủ đã rà soát, hoàn thiện các nội dung chính sách.

Với những nội dung chính sách còn nhiều ý kiến khác nhau, Chính phủ đã đưa ra khỏi dự thảo (quy định về áp dụng luật nhà giáo, về tổ chức xã hội nghề nghiệp của nhà giáo, về chuẩn người đứng đầu các cơ sở giáo dục...).

Một số nội dung chính sách (quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ đối với nhà giáo) được rà soát kỹ lưỡng để vừa đảm bảo có đột phá, vừa phù hợp với bối cảnh thực hiện cải cách tiền lương trong thời gian tới.

Dự chi thêm hàng chục ngàn tỉ

Báo cáo của Chính phủ đã tính toán phần ngân sách nhà nước sẽ phát sinh cho việc chi trả lương và phụ cấp ưu đãi nghề cho nhà giáo. Cụ thể, theo đề xuất phương án quy định chi tiết tại dự thảo nghị định thì bảng lương của giáo viên mầm non, phổ thông công lập có sự điều chỉnh để phù hợp với tính chất, mức độ phức tạp của công việc nhà giáo ở các cấp học. Đồng thời phụ cấp ưu đãi của nhà giáo dự kiến điều chỉnh đối với cấp mầm non (tăng thêm 10%) và tiểu học (tăng thêm 5%).

Chi phí phát sinh tăng thêm để chi trả tiền lương cho nhà giáo sẽ khoảng 1.068 tỉ đồng/tháng, tức là hằng năm ngân sách phải bổ sung 12.816 tỉ đồng. 

Nếu thực hiện theo phương án nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, chi phí phát sinh tăng thêm để chi trả tiền lương cho nhà giáo sẽ khoảng 22 tỉ đồng/tháng, tức là hằng năm ngân sách phải bổ sung 264 tỉ đồng.

Bên cạnh đó dự thảo luật cũng đề xuất miễn học phí cho con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang trong thời gian công tác. Báo cáo của Chính phủ cho hay nếu bổ sung chính sách miễn học phí cho con giáo viên, giảng viên thì hằng năm ngân sách nhà nước phải cấp chi trả thêm 9.212,1 tỉ đồng.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết thường trực ủy ban này cơ bản đồng tình với quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp với nhà giáo. Tuy nhiên, có ý kiến trong cơ quan thẩm tra đề nghị xác định rõ phạm vi, đối tượng thụ hưởng, đánh giá tác động kỹ lưỡng và đầy đủ về nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách hỗ trợ, thu hút nhà giáo, nhất là chính sách miễn học phí cho con của nhà giáo.

Tránh "đặc quyền, đặc lợi"

Nêu ý kiến thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nói dự luật quy định miễn học phí cho con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang trong quá trình công tác là nhân văn. Tuy nhiên, ông lại băn khoăn quy định này có thể miễn học phí ở trường công lập chứ dân lập không ai miễn, đồng thời nếu áp dụng ở trường công lập cũng "nhạy cảm".

Từ đó ông đề nghị Chính phủ xem xét quy định cho phù hợp. "Ưu đãi, chế độ đặc thù thì được nhưng đặc quyền đặc lợi thì không nên", ông Định nêu.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng nêu việc miễn học phí cho con nhà giáo đang trong thời gian công tác chỉ áp dụng được trong các trường công lập, rất khó áp dụng với cơ sở tư thục. Do đó, ông đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc kỹ. Bên cạnh đó, cần làm rõ các điều kiện đảm bảo cho các chính sách tiền lương, phụ cấp và chính sách hỗ trợ với nhà giáo.

Ông dẫn chứng, theo báo cáo của Chính phủ, chỉ riêng chính sách miễn học phí cho con nhà giáo mỗi năm cần hơn 9.200 tỉ đồng. "Nguồn này ở đâu, lấy từ chỗ nào để bố trí chi hằng năm. Phải đánh giá kỹ lưỡng hơn để đảm bảo tính khả thi, đảm bảo tính công bằng trong mối tương quan với các đối tượng ưu tiên khác" - ông Mẫn nói.

Ông Mẫn chỉ rõ đây là luật được ngành giáo dục quan tâm nhưng lại là luật khó, nội dung tác động lớn và phức tạp. Do đó đề nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo hết sức quan tâm và cần khẩn trương, thận trọng, kỹ lưỡng.

Ông lưu ý nội dung đã được điều chỉnh tại luật chuyên ngành khác thì không quy định tại luật này. Cùng với đó, chỉ quy định nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Đồng thời cần thay đổi tư duy không quy định cụ thể, chi tiết, không luật hóa nghị định, thông tư mà giao thẩm quyền cho Chính phủ, bộ, ngành quy định tại văn bản hướng dẫn.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - “Bây giờ lấy lý do con em trong ngành Giáo dục đi học không mất tiền, thế những ngành nghề khác thì sao? Ví dụ ngành Y tế, liệu thân nhân người trong ngành Y tế đi bệnh viện có phải trả viện phí không?”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy...
1 tuần trước - Nhiều giáo viên nói tiền lương có thể chưa cao, nhưng không đến nỗi để được miễn học phí cho con cái như đề xuất của Bộ Giáo dục, còn nhà quản lý lo ngại về tính khả thi và công bằng.
1 tuần trước - Tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 8/10 cho ý kiến về Dự thảo Luật nhà giáo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đề xuất chính sách miễn học phí đối với con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang công tác. Nếu chính sách có...
1 tuần trước - Chính sách nào tương xứng với vị thế của nhà giáo một lần nữa lại "nóng" lên sau phản ứng về đề xuất miễn học phí cho con giáo viên. Câu hỏi đang được đặt ra là làm thế nào để có chính sách đặc thù cho nhà giáo nhưng không phải là đặc...
1 tuần trước - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng với đề xuất miễn học phí cho con giáo viên rất cần đánh giá tác động kỹ trước khi quyết định và "nói để tôn vinh nhà giáo hay nhà giáo là đối tượng yếu thế, thu nhập thấp là không đúng, không...
Xem tin bài khác
54 phút trước - Đề tham khảo Toán thêm phần trả lời ngắn, học sinh khó đoán bừa, trong khi đề Văn với ngữ liệu ngoài sách giáo khoa sẽ tránh học tủ, để giành điểm 8-9 trở lên không dễ, theo các giáo viên.
3 giờ trước - Sau khi Bộ GD-ĐT công bố đề tham khảo các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 trong đó có ngữ văn, một số học sinh cuối cấp nói nội dung phù hợp với kiến thức đã học trên lớp nhưng sẽ thử thách để đạt điểm cao.
3 giờ trước - Một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa 17 là thông qua nghị quyết hỗ trợ học phí năm học 2024 - 2025 cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học sinh chương trình GDTX cấp THPT.
4 giờ trước - Từng đứng trước nguy cơ phải nghỉ học để đi làm phụ giúp gia đình, sinh viên Nguyễn Thị Thương giờ đây đang chuẩn bị tốt nghiệp, bước vào hành trình mới. Để đến được chặng đường hôm nay, một phần nhờ có sự đồng hành của Chương trình học...
4 giờ trước - Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh chụp tin nhắn của giáo viên gửi trong nhóm phụ huynh với nội dung từ chối nhận quà ngày 20/10 và 20/11.