ttth247.com

Đề xuất mới mua, đưa cổ vật, bảo vật quốc gia từ nước ngoài về Việt Nam

Chiều 23-10, Quốc hội tiến hành thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Nhất trí lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay một số ý kiến nhất trí thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa nhằm hỗ trợ kinh phí cho một số hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa.

Đồng thời, đề nghị cần xác định rõ cơ chế đặc thù cho việc quản lý tài chính của quỹ. Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị cân nhắc không thành lập quỹ này.

Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay dự luật quy định quỹ này để hỗ trợ kinh phí cho một số hoạt động thực sự cần thiết, có tính đặc thù trong bảo tồn di sản văn hóa nhưng ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng được.

Như bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, thất truyền; bảo quản, tu bổ, phục hồi, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; mua, đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu, tư liệu quý hiếm về di sản văn hóa phi vật thể có nguồn gốc Việt Nam từ nước ngoài về nước...

Nguồn tài chính của quỹ được hình thành trên cơ sở viện trợ, tài trợ, hỗ trợ, tặng cho của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài và các nguồn tài chính hợp pháp khác; ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí đối với các hoạt động của quỹ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất quy định quỹ tại dự luật và đã chỉ đạo nghiên cứu kỹ về sự cần thiết, cơ sở pháp lý và thực tiễn; rà soát, chỉnh lý, hoàn thiện theo hướng quỹ chỉ hỗ trợ kinh phí cho một số hoạt động trọng tâm, trọng điểm.

Đồng thời, bổ sung quy định Chủ tịch UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế về yêu cầu, khả năng huy động nguồn lực, tính hiệu quả, khả thi để thành lập quỹ ở địa phương.

Đại biểu Thích Đức Thiện (Điện Biên) cho rằng việc thành lập quỹ bảo tồn di sản văn hóa là rất cần thiết. 

Quỹ sẽ góp phần bảo vệ, phát huy các giá trị di sản văn hóa, vốn là nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Để quỹ hoạt động hiệu quả, ông cho rằng cần có các cơ chế, chính sách đặc thù như miễn giảm thuế, phí cho các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp cho quỹ, nhằm thu hút nguồn lực xã hội hóa cho hoạt động của quỹ...

Ông đề xuất mở rộng thẩm quyền thành lập quỹ cho các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, nhằm tạo nguồn lực đa dạng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Đề xuất lập tổ chức chuyên trách nghiên cứu các cổ vật bị đánh cắp, xuất khẩu trái phép

Nêu ý kiến, đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) đề nghị cần bổ sung các điều luật quy định về việc tham gia các công ước quốc tế về di sản văn hóa, trong đó, có các công ước, hiến chương khuyến nghị về thu hồi các cổ vật bị tước đoạt, đánh cắp, xuất khẩu trái phép.

Việc này làm cơ sở để thành lập một tổ chức chuyên trách về nghiên cứu, tìm hiểu, lập hồ sơ các cổ vật của nước ta bị đánh cắp trong các thời kỳ trước đây, hiện nay bị xuất khẩu trái phép ra ngoài nước ngoài, đang nằm ở các bảo tàng, bộ sưu tập tư nhân.

Từ đó, chủ động đấu tranh thu hồi các cổ vật, tránh thụ động như thời gian vừa qua.

Còn đại biểu Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ) nói dự luật quy định trường hợp phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc Việt Nam ở nước ngoài có xuất xứ trên địa bàn, UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức nhận diện, lập danh mục và xác định giá trị.

Huy động nguồn lực theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện phương án thu hồi, việc mua và đưa về nước. Ông cho rằng quy định này chưa phù hợp với thực tiễn, khó thực hiện.

Vì hiện nay, nhiều địa phương chưa có đủ điều kiện nguồn lực về tài chính, chuyên môn cũng như kinh nghiệm để thực hiện, xác định giá trị thu hồi, đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc nước ngoài về nước.

Ông đề nghị nghiên cứu quy định theo hướng điều chỉnh trường hợp phát hiện các bộ, cơ quan trong phạm vi, quyền hạn có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND cấp tỉnh thực hiện thu hồi, mua, đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia về nước.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
22 giờ trước - Ngày 23/10, Quốc hội thảo luận dự Luật Di sản văn hóa sửa đổi, trong đó có việc ưu tiên ngân sách bảo vệ và phát huy di tích quốc gia đặc biệt, bảo vật quốc gia.
1 tháng trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
1 tháng trước - Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất xây dựng cầu Phong Châu mới, thay thế cầu cũ bị sập hai nhịp chính một ngày trước.
1 tuần trước - Viện KSND tối cao đang xây dựng dự thảo nghị quyết của Quốc hội, trong đó đề xuất một số 'cơ chế đặc thù' về xử lý vật chứng, tài sản, áp dụng trong các vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế, tham nhũng, chức vụ.
1 tuần trước - Đồng Tháp- Ông Lê Văn Cơ, 50 tuổi, nuôi cá chình bằng hệ thống lọc tuần hoàn giúp tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, đáp ứng tiêu chuẩn xuất sang Nhật Bản.
Xem tin bài khác
19 phút trước - Tài xế cùng phụ xe buýt đánh người đi đường bị phạt 2 triệu đồng về lỗi 'lái xe, nhân viên phục vụ gây rối trật tự công cộng khi đang làm nhiệm vụ'.
19 phút trước - Biết rõ hành vi phạm tội của một cá nhân trong vụ án 'chuyến bay giải cứu', thế nhưng cựu cán bộ công an lại hướng dẫn người này khai báo gian dối để che giấu hành vi phạm tội.
19 phút trước - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Yên thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với Giám đốc Sở KH-ĐT Võ Đình Tiến vì đã vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm, chức trách nhiệm vụ được giao.
1 giờ trước - Trong thời gian giữ chức vụ, nguyên phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Tuyên Quang đã cố tình ký không đúng thẩm quyền, trái quy định vào 46 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm giả cấp cho một số người dân.
1 giờ trước - Chiều tối 23-10, cường độ bão Trami (bão Trà Mi) mạnh lên cấp 9-10 (75-102km/h), giật cấp 12 (108-133km/h) trước khi đổ bộ vào đảo Luzon, Philippines.