ttth247.com

Đề xuất thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương

Ngày 28-9, tiếp tục phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Đề án thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương

Trình bày tờ trình của Chính phủ về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết tỉnh Thừa Thiên Huế luôn giữ vị thế quan trọng với vai trò kết nối 3 miền Bắc - Trung - Nam, có bề dày về lịch sử, văn hóa.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

Việc xây dựng Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo động lực phát triển mới không chỉ cho thành phố Huế mà còn đóng góp thiết thực cho khu vực miền Trung và cả nước.

Theo bà Phạm Thị Thanh Trà, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là một bước quan trọng cụ thể hóa Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị, là tiền đề quan trọng để hoàn thành mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

Về phương án sắp xếp, Chính phủ đề xuất thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở nguyên trạng hơn 4.947 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số hơn 1,2 triệu người của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là sẽ thành lập 2 quận, 1 thị xã, 1 huyện và 11 phường, 1 xã, 1 thị trấn, trên cơ sở sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có liên quan.

Cụ thể, thành lập 2 quận (Phú Xuân, Thuận Hóa) thuộc TP Huế trực thuộc trung ương trên cơ sở TP Huế hiện hữu. Thành lập thị xã Phong Điền trên cơ sở nguyên trạng huyện Phong Điền. Nhập huyện Nam Đông với huyện Phú Lộc để thành lập huyện Phú Lộc mới. Thành lập 11 phường, 1 thị trấn và 1 xã trên cơ sở sắp xếp 21 đơn vị cấp xã (2 phường, 1 thị trấn, 18 xã).

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội lưu ý vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô khi thành phố Huế trực thuộc Trung ương được thành lập. Ảnh: M.Chiến

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội lưu ý vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô khi thành phố Huế trực thuộc Trung ương được thành lập. Ảnh: M.Chiến

Với phương án sau sắp xếp, thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ có hơn 4.947 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số hơn 1,2 triệu người; có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 quận, 3 thị xã, 4 huyện (không thay đổi số lượng đơn vị hành chính cấp huyện nhưng giảm 1 thành phố, 2 huyện và tăng 2 quận, 1 thị xã); có 133 đơn vị hành chính cấp xã.

Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cơ quan thẩm tra tán thành sự cần thiết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Báo cáo thẩm tra nêu rõ, đối chiếu với hiện trạng thực tế, tỉnh Thừa Thiên Huế đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định để trình Quốc hội xem xét, quyết định thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Cơ quan thẩm tra cũng lưu ý việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và các quận, thị xã, phường, thị trấn cũng sẽ dẫn tới một số khó khăn, thách thức cho công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn, như: Việc xác định mô hình tổ chức chính quyền đô thị phù hợp; việc chuyển đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp...

Vì vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ, cấp ủy, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đặc biệt quan tâm, chuẩn bị kỹ các điều kiện cần thiết, có kế hoạch và định hướng, giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề nêu trên khi thành phố Huế trực thuộc Trung ương được thành lập.

Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có diện tích hơn 4.947 km2 và quy mô dân số hơn 1,2 triệu người; gồm 9 đơn vị hành chính cấp huyện (thành phố Huế, 2 thị xã Hương Thủy, Hương Trà và 6 huyện Nam Đông, Phú Lộc, Phú Vang, A Lưới, Quảng Điền, Phong Điền); 141 đơn vị hành chính cấp xã (95 xã, 39 phường, 7 thị trấn).

Source: 24h.com.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - TP Huế trực thuộc Trung ương được lập trên cơ sở nguyên trạng diện tích, dân số của Thừa Thiên Huế, hai quận mới dự kiến thành lập là Phú Xuân và Thuận Hóa.
1 tuần trước - Tại buổi làm việc đẩy mạnh đầu tư công với 5 tỉnh, thành miền Trung chiều nay 11.10, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị phải tăng cường giải ngân; thành lập các tổ công tác đi đôn đốc giải...
2 tuần trước - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM biểu dương 20 gương điển hình trong suốt thời gian qua đã luôn cống hiến hết mình vì sự phát triển chung của thành phố và đất nước.
1 tháng trước - Sáng nay, tại các siêu thị, chợ dân sinh ở Hải Phòng, Hà Nội, người dân đổ đến mua rau xanh, củ quả, thịt, cá tích trữ đề phòng bão Yagi đổ bộ sẽ gây mưa lớn kéo dài.
1 tháng trước - Sáng nay, tại các siêu thị, chợ dân sinh ở Hải Phòng, Hà Nội, người dân đổ đến mua rau xanh, củ quả, thịt, cá tích trữ đề phòng bão Yagi đổ bộ sẽ gây mưa lớn kéo dài.
Xem tin bài khác
8 phút trước - Bộ Nội vụ đã đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm của Chính phủ và quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ.
8 phút trước - Đó là các chỉ đạo của Thủ tướng đưa ra ngày 19-10. Năm 2025 nhu cầu điện tăng thêm từ khoảng 2.200 - 2.500 MW, Thủ tướng cho rằng cần chủ động các giải pháp để đảm bảo cung ứng điện.
8 phút trước - Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Tiểu đoàn 59 và truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho ba cá nhân thuộc tiểu đoàn này.
8 phút trước - Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các hộ dân, cơ sở sản xuất bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi), lũ để người dân có nguồn vốn nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh.
8 phút trước - Trong lúc đào đất trồng trụ điện, công nhân phát hiện quả bom tạ ngay giữa khu dân cư đông đúc nên báo công binh.