ttth247.com

Đi bộ 30 phút mỗi ngày tốt cho phổi

Dành 30 phút đi bộ, ít nhất 5 ngày một tuần có thể tăng nhịp thở và lưu thông máu, cải thiện dung tích phổi, giúp cơ quan này khỏe hơn.

Phổi cung cấp oxy, năng lượng cho cơ thể và loại bỏ khí carbon dioxide (CO2). Ở người mắc bệnh phổi như viêm phổi, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính... khả năng thông khí, đàn hồi của phế nang phổi suy giảm, cản trở quá trình trao đổi khí.

Khi tham gia các hoạt động thể chất như đi bộ nhanh, yoga, chạy bộ, tim và cơ bắp hoạt động nhiều hơn khiến cơ thể tăng nhu cầu oxy, tạo ra nhiều carbon dioxide. Để thích ứng, nhịp thở có thể tăng từ khoảng 15 lần mỗi phút (12 lít không khí) ở trạng thái nghỉ ngơi lên khoảng 40-60 lần mỗi phút (100 lít không khí) trong khi vận động. Đồng thời, hệ tuần hoàn cũng tăng tốc để đưa oxy đến các cơ giúp chúng duy trì chuyển động.

Thạc sĩ, bác sĩ Thân Thị Ngọc Lan, khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết nhịp thở và lưu thông máu tăng khi đi bộ có thể giải độc phổi, loại bỏ lượng CO2 thừa, làm sạch cơ quan này. Quá trình giãn ra - co lại của cơ hoành, các cơ giữa xương sườn cũng đẩy nhanh hoạt động của các túi khí, tăng cường sức mạnh cho động tác hít vào, thở ra, cải thiện thể lực. Điều này hỗ trợ phục hồi chức năng và cải thiện dung tích phổi, giảm triệu chứng khó thở, tăng khả năng gắng sức. Thói quen này còn góp phần kiểm soát huyết áp cao - tình trạng thường đi kèm với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).

Người thừa cân, béo phì, mỡ thừa vùng bụng có khả năng bị ức chế sự co rút của cơ hoành, hạn chế mở rộng phổi, dễ gây khó thở. Chất béo tích tụ ở cổ, xung quanh lưỡi và vòm miệng làm giảm trương lực cơ trong cổ họng, khiến đường thở bị thu hẹp, tắc nghẽn, tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ. Duy trì bài tập này có thể đốt cháy chất béo dự trữ, tăng trao đổi chất, từ đó cải thiện cân nặng và tình trạng khó thở.

Đi bộ thường xuyên cũng giải phóng endorphin - chất hóa học trong não có tác dụng xoa dịu cơ thể, giảm căng thẳng, giảm thèm thuốc lá. Nghiên cứu của Đại học Exeter, Anh, cho thấy đi bộ nhanh trong 15 phút giúp giảm cơn thèm thuốc lá, tăng thời gian giữa các lần hút thuốc, giảm nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe phổi hoặc khiến bệnh phổi nặng hơn do thói quen xấu này.

Đi bộ 30 phút mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe phổi. Ảnh: Hải Âu

Đi bộ 30 phút mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe phổi. Ảnh: Hải Âu

Người mắc bệnh phổi có thể dành 20-30 phút đi bộ khoảng 3-4 ngày mỗi tuần. Người khỏe mạnh có thể đi bộ với tốc độ 4-6 km một giờ, duy trì 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày một tuần. Bác sĩ Lan khuyên người bệnh phổi trước khi đi bộ nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa hô hấp để biết thời gian và cường độ vận động, cách sử dụng thuốc phù hợp thể trạng. Ví dụ người bệnh hen suyễn có thể gặp tình trạng tăng phản ứng phế quản, đường thở bị tắc nghẽn sau khi tập thể dục. Một số người có thể cần dùng thuốc giãn phế quản 10 phút trước khi vận động.

Tránh tập thể dục ở khu vực có mật độ giao thông cao hoặc khi chất lượng không khí kém. Chỉ nên đi bộ ngoài trời khi thời tiết ấm do không khí khô, lạnh có thể kích hoạt hoặc trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh hô hấp. Bắt đầu tập vừa sức, nếu cảm thấy khó thở nên dừng lại nghỉ ngơi rồi mới tiếp tục, tránh gắng sức có thể tạo áp lực lên phổi, dẫn đến tác dụng ngược.

Bác sĩ Lan lưu ý bài tập đi bộ không thay thế thuốc điều trị bệnh. Người bệnh hô hấp cần điều trị theo phác đồ khác nhau, tập tập trung phối hợp giữa nhiều biện pháp như sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tiêm chủng đầy đủ. Người bệnh cần ăn uống và sinh hoạt lành mạnh (bỏ thuốc lá, rượu bia). Khi có triệu chứng bất thường hoặc kéo dài dai dẳng, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trịnh Mai

Độc giả đặt câu hỏi bệnh hô hấp tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Mỹ- Để có sức khỏe tốt, Phó tổng thống Kamala Harris tập luyện cường độ vừa phải 30 phút mỗi sáng, uống trà chanh mật ong và bổ sung chất xơ.
1 tháng trước - Tiêm vaccine, ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm, uống đủ nước, dành thời gian hoạt động ngoài trời… giúp tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh.
3 tuần trước - Trong Đông y có phương pháp 'Dĩ tạng bổ tạng', là dùng tạng phủ động vật để bổ sung, chữa trị cho tạng phủ của con người. Đây cũng là cách chữa theo nguyên lý 'đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu', dùng tim heo để chữa trị bệnh tim ở...
3 tuần trước - Người từ 50 tuổi trở lên bước vào quá trình lão hóa, tăng nguy cơ ung thư, có thể giảm thiểu nhờ tiêm vaccine, tầm soát bệnh và có lối sống lành mạnh.
2 tuần trước - Lá ổi không chỉ dùng độc vị mà còn được phối hợp với các loại thuốc nam khác, dùng phòng và trị bệnh rất hiệu quả.
Xem tin bài khác
56 phút trước - Trước khi vào viện 1 tuần, nữ bệnh nhân xuất hiện đau thắt lưng, đau lan ra đằng trước kèm theo buồn nôn, toàn thân mệt mỏi.
1 giờ trước - 'Đột quỵ thường xảy ra bất ngờ, vì vậy nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm là rất quan trọng để cứu mạng người bệnh'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
1 giờ trước - Ung thư ruột thừa có các triệu chứng khá giống với viêm ruột thừa. Trong hầu hết trường hợp, ung thư chỉ chẩn đoán khi ruột thừa đã được cắt bỏ và mang đi kiểm tra. Cũng như các loại ung thư khác, việc phát hiện sớm ung thư ruột thừa đóng...
1 giờ trước - Hành trình giảm cân thường tập trung vào chế độ ăn kiêng và tập thể dục. Thế nhưng, một yếu tố có thể đóng góp đáng kể vào việc giảm cân nhưng lại ít được biết đến là nhai đúng cách.
1 giờ trước - Những người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, còn gọi là tiền tiểu đường, thường được khuyên nên theo chế độ ăn hạn chế calo để ngăn ngừa tình trạng chuyển biến thành bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, điều này không dễ thực hiện.