ttth247.com

Diễn đàn bảo vệ Tri thức và Bản quyền trong Thời đại số - Hành trình bảo vệ Trí tuệ trong hai thập kỷ

Những thách thức của bản quyền trong Kỷ nguyên số

Diễn đàn bảo vệ Tri thức và Bản quyền trong Thời đại số- Ảnh 1.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Bùi Nguyên Hùng - Chủ tịch VCCA - nhấn mạnh: "Kỷ nguyên số và internet mang đến vô số cơ hội, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận các tác phẩm văn học, nghệ thuật và các bản ghi âm, ghi hình ở bất cứ nơi nào và vào bất cứ thời gian nào. Nhưng đồng thời, điều này cũng đặt ra thách thức lớn trong việc bảo vệ bản quyền và khuyến khích sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp sáng tạo và văn hóa."

Bà Lâm Thị Oanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghệ Sáng tạo và Bản quyền Việt Nam, cũng nêu bật vai trò ngày càng lớn của thị trường nội dung số trong cuộc sống hiện đại. Bà cho biết, các nền tảng kỹ thuật số đã thay đổi cách chúng ta tiếp cận và tiêu thụ nội dung, cho phép các tác phẩm nghệ thuật số hóa dễ dàng tiếp cận thị trường toàn cầu, từ đó mở rộng xuất khẩu văn hóa và thúc đẩy phát triển kinh tế số. Việc chuyển đổi số giúp các nhà sáng tạo giảm chi phí và tăng độ nhận diện, nhưng cũng đồng thời tạo ra thách thức lớn về bảo vệ bản quyền trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Thị trường nội dung số cạnh tranh khốc liệt, song hiện nay rào cản là thiếu cơ chế, chính sách. Đề cập đến thực trạng hiện nay, ông Lê Minh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho rằng ý thức chấp hành pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan chưa cao. Các thành phần sáng tạo chưa quan tâm đến việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng. Sự phát triển nhanh chóng, phức tạp của công nghệ, đặc biệt trên môi trường số dẫn đến việc xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan ngày càng phức tạp.

Nhắc đến vụ việc "sói Wolfoo và Peppa Pig", TS. Trần Lê Hồng, Phó Cục trưởng, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, cho biết quyền sở hữu trí tuệ là một trong những đối tượng có thể trở thành rào cản đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu không có những đánh giá cụ thể, chúng ta phải trả giá đắt. Doanh nghiệp sẽ phải tốn nhiều tiền, thời gian để giữ được hoạt động kinh doanh bình thường". Do đó, tiến sĩ Hồng cho rằng Việt Nam đang chuyển dần từ một nước sử dụng sang nước tạo ra tài sản trí tuệ để phát triển sản xuất, kinh doanh và với các tiêu chuẩn mới, doanh nghiệp buộc phải thích nghi, nỗ lực và "nếu thành công sẽ rất lớn, tạo ra các kỳ lân trong đổi mới sáng tạo".

TS Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, nhấn mạnh bản quyền không chỉ là vấn đề pháp lý, mà còn là "vấn đề đạo đức, văn hóa và trí tuệ của một quốc gia." Ông bày tỏ lo ngại rằng, nhiều người sáng tạo không nhận được sự tôn vinh và lợi ích xứng đáng, trong khi những người kinh doanh lại thu về lợi nhuận lớn từ các sản phẩm trí tuệ này. TS Hợp khẳng định, việc nâng cao nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ là cần thiết để bảo vệ tài sản trí tuệ của quốc gia và ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám.

Diễn đàn bảo vệ Tri thức và Bản quyền trong Thời đại số- Ảnh 2.

Diễn đàn Doanh nghiệp về Bảo vệ Bản quyền và Tri thức tại Việt Nam là một bước tiến lớn trong hành trình bảo vệ tài sản trí tuệ của quốc gia. Với cam kết từ VCCA và sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước, diễn đàn sẽ là cầu nối giúp các doanh nghiệp, nhà sáng tạo và các cơ quan quản lý hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của bảo vệ bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ, từ đó xây dựng một hệ sinh thái sáng tạo lành mạnh, đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.

Source: danviet.vn

Các bài tương tự
2 ngày trước - Trong thời đại công nghệ số phát triển như vũ bão, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với những thách thức lớn về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) nói chung và bản quyền tác giả nói riêng.
1 tháng trước - Trong khuôn khổ tham dự Diễn đàn Kinh tế TPHCM lần thứ 5 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TPHCM", chiều 25/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đối thoại chính sách với các chuyên gia, lãnh đạo...
3 tuần trước - Dự Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh thông điệp “Đổi mới để bứt phá, vượt qua chính mình - Sáng tạo để vươn xa, bay cao trong bầu trời kỷ nguyên số và phát triển xanh của nhân loại”, đổi mới...
1 tháng trước - Chiều 25.9, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM (HEF) 2024 lần thứ 5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách. Đây cũng là lần đầu tiên Diễn đàn Kinh tế TP.HCM có phiên đối thoại trực tiếp với người...
1 tuần trước - Khác biệt về thế hệ và tư duy trong kinh doanh, hai Giám đốc Văn phòng Tổng Đại lý Prudential cùng nhau xuất hiện trong Tập 1 của chuỗi talkshow “Thành công vẫn cần thay đổi”. Tại đây, họ tìm thấy điểm chung khi cả hai đều khao khát được...
Xem tin bài khác
14 phút trước - Trong 9 tháng đầu năm 2024, ngành nông nghiệp có nhiều thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, trong đó khó khăn nhất là cơn bão số 3.
14 phút trước - Trao đổi với báo chí bên lề phiên họp ở tổ của Quốc hội sáng nay 26/10 về vấn đề liên quan đến sàn thương mại Temu (Trung Quốc), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thông tin đã chỉ đạo cụ thể về các biện pháp ứng phó.
23 phút trước - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam vừa ký quyết định tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay tại 1 số cảng hàng không do ảnh hưởng của bão số 6 (bão Trà Mi).
23 phút trước - Đã qua rồi thời đi đâu cũng lỉnh kỉnh túi xách, giấy tờ, bóp ví… Hiện nay, chỉ cần chiếc smartphone trong tay, người dân có thể thực hiện hầu hết các dịch vụ công - tư trong đời sống hằng ngày.
23 phút trước - Lương, thưởng, thù lao, thu nhập của các sếp doanh nghiệp luôn là điều bí ẩn hấp dẫn với thị trường. Trước đây, hầu như không có thông tin về việc này nhưng nhờ có thị trường chứng khoán, một phần bức tranh đãi ngộ đã được hé lộ. Nếu có...