ttth247.com

Điều trị ung thư tuyến giáp tái phát thế nào

Tùy vị trí, tính chất khối u tái phát tại chỗ, di căn hạch cổ hay di căn xa, bác sĩ đánh giá và lựa chọn phẫu thuật, hóa hoặc xạ trị.

BS.CKI Nguyễn Chí Thanh, khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết phần lớn người bệnh ung thư tuyến giáp thường được chữa khỏi ở giai đoạn sớm, tuy nhiên trong một số ít trường hợp vẫn có khả năng tái phát.

Tùy vị trí và tính chất khối u tái phát, di căn hạch cổ hoặc di căn xa mà người bệnh được lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Việc lựa chọn phương pháp điều trị còn phụ thuộc các yếu tố khác như giải phẫu bệnh, kích thước khối u, mức độ tái phát, di căn, độ tuổi của người bệnh, tình trạng sức khỏe tổng quát, bệnh đi kèm...

Phẫu thuật: Bác sĩ cân nhắc khả năng phẫu thuật tùy vào vị trí tái phát tại chỗ hoặc di căn hạch vùng cổ, kích thước cũng như mức độ xâm lấn của khối u.

Iốt phóng xạ: Phương pháp này thường được chỉ định trong điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa (ung thư biểu mô tuyến giáp dạng nhú) sau khi phẫu thuật loại bỏ khối u và hạch tái phát hoặc có di căn xa (phổi, xương...). Viên thuốc chứa iốt phóng xạ làm co và phá hủy các tế bào ung thư tuyến giáp đã di căn.

Ê kíp bác sĩ Đơn vị Đầu Mặt Cổ phẫu thuật cho người bệnh. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Ê kíp bác sĩ Đơn vị Đầu Mặt Cổ phẫu thuật cho người bệnh. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Xạ trị: Bác sĩ thường chỉ định phương pháp này trong trường hợp khối u và hạch tái phát không thể phẫu thuật được, không đáp ứng với iốt phóng xạ. Xạ trị giúp tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển.

Liệu pháp nhắm đích: Thuốc hoạt động bằng cách tấn công các tế bào đang phát triển, đánh vào mục tiêu cụ thể trên tế bào ung thư. Liệu pháp nhắm đích được chỉ định cho người bệnh không đáp ứng với iốt phóng xạ, không còn khả năng kiểm soát u tại chỗ với các phương pháp như phẫu thuật và xạ trị.

Hóa trị: Thuốc được đưa vào cơ thể thông qua tĩnh mạch ngoại vi, qua buồng tiêm hoặc đường uống. Thuốc hóa trị giúp tiêu diệt và ngăn tế bào ung thư phát triển. Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp đa phần kém đáp ứng với hóa trị nên phương pháp này ít được sử dụng.

Bác sĩ Thanh khuyến cáo người bệnh sau điều trị ung thư tuyến giáp nên thường xuyên theo dõi sức khỏe, tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến gặp ngay bác sĩ để được khám kịp thời.

Trong sinh hoạt hàng ngày, người bệnh nên có thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày và đều đặn 3-5 ngày mỗi tuần (tùy theo sức khỏe mỗi người) giúp duy trì mức cân nặng phù hợp, kết hợp giữ tinh thần thoải mái góp phần giúp người bệnh giảm khả năng tái phát ung thư tuyến giáp.

Nguyễn Trăm

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Ung thư là tập hợp các bệnh lý đặc trưng bởi sự phát triển bất thường của các tế bào phân chia không kiểm soát và có khả năng xâm nhập, phá hủy các mô cơ thể bình thường.
1 tháng trước - TP HCM- Sau 5 năm điều trị vô sinh thất bại, chị Thùy phát hiện mắc ung thư cổ tử cung, phải phẫu thuật trước khi tiếp tục thụ tinh ống nghiệm.
3 tuần trước - Ung thư tuyến giáp - căn bệnh ung thư xếp thứ 9 trong các loại ung thư phổ biến tại Việt Nam với hơn 5000 ca mắc mới hàng năm. Đây là căn bệnh có tỷ lệ chữa khỏi cao nếu được phát hiện sớm, tuy nhiên, sẽ để lại những vết sẹo kém thẩm mỹ...
1 ngày trước - Khoảng trên 20 loại ung thư có tính di truyền. Những gia đình có tiền sử mắc các bệnh ung thư di truyền được khuyến khích chủ động tầm soát sớm. Các bệnh ung thư phát hiện giai đoạn đầu có khả năng điều trị hiệu quả hơn hoặc chữa khỏi...
1 tuần trước - Con tôi 14 tuổi, bị ung thư tuyến giáp di căn hạch, đã phẫu thuật và chuẩn bị uống iốt phóng xạ. Bệnh này ở trẻ em có nguy hiểm không? (Minh Hà, Kiên Giang)
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.