ttth247.com

Đổ đất bít kín mặt cầu cấm xe để sửa đường, dân ngớ người

Nhiều người dân bất ngờ khi đầu cầu Lập Thạch (phường 2, TP Đông Hà, Quảng Trị) xuất hiện hai đống đất lớn bịt kín mặt cầu. 

Bên cạnh để biển "Phía trước công trường đang thi công". Kiểu chặn đường, cấm xe lạ lùng này vừa phản cảm vừa gây nguy hiểm khi nhiều xe cộ cố vượt qua.

Cấm xe bằng cách đổ đất bịt kín mặt cầu

Ghi nhận của phóng viên, hiện ngay đầu cầu Lập Thạch có một đống đất và một đống xà bần lớn được đổ tràn ra, phủ kín mặt cầu. Nhiều xe cộ khi lưu thông đến đoạn đường này, thấy hai đống đất án ngữ buộc phải quay đầu, tìm lối khác.

Bên cạnh hai đống đất, một biển lớn ghi "Phía trước công trường đang thi công" được treo tạm ở đầu cầu Lập Thạch.

Dù có hai đống đất to bịt kín nhưng nhiều người dân có nhà ở phía bên kia cầu vẫn cố gắng lái xe vượt qua ụ đất. Theo người dân địa phương, tình trạng này diễn ra từ khi đơn vị thi công bắt đầu sửa chữa đường phường 2 đi Đông Lương, Đông Lễ.

"Biết đi qua ụ đất nguy hiểm, nhưng đây là đường chính của người dân một số xã của huyện Triệu Phong và phía đông TP Đông Hà ra vào trung tâm thành phố. 

Đường này là gần nhất, không lẽ chúng tôi phải đi vòng", một người dân nói.

Anh Bùi Viết Đức khi đi ô tô đến đoạn đường này phải quay đầu và cho biết lần đầu tiên anh thấy kiểu cấm xe lạ lùng này.

"Tại sao không dùng biển báo, barie, đèn cảnh báo... để ngăn, mà lại đổ đất chặn đường, cấm xe. Quy định nào cho phép đổ đất chặn đường thế này", anh Đức bức xúc.

Anh Đức nói thêm ngoài hai ụ đất, không thấy đèn cảnh báo, nếu người đi đường không để ý từ xa, chạy xe đâm thẳng vào ụ đất gây nguy hiểm đến tính mạng, ai sẽ chịu trách nhiệm?

Người dân sống trong khu vực nói tuyến đường được sử dụng đi lại lâu nay. Trước đây đã có tình trạng đổ đất chặn đường, sau đó được dọn dẹp, nay lại tái diễn.

Tuyến đường làm 7 năm chưa xong, chưa bàn giao

Dự án đường phường 2 đi Đông Lương, Đông Lễ (thuộc dự án phát triển đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mekong) do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị làm chủ đầu tư; tổng vốn 158 tỉ đồng; nhà thầu là Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng - CTCP; đường dài 6,2km; mặt đường và vỉa hè rộng 20,5m.

Năm 2017 bắt đầu thi công dự án, cuối năm 2018 tuyến đường cơ bản làm xong mặt đường và vỉa hè. Nhưng do các vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, đơn vị thi công "đứng bánh" khiến dự án ì ạch. 

Năm 2019, tuyến đường xuất hiện nhiều điểm hư hỏng nghiêm trọng. Nhà thầu sau đó đã bỏ kinh phí sửa chữa.

Đến nay tuyến đường vẫn chưa được nhà thầu bàn giao cho chủ đầu tư, nhưng mặt đường đã hư hỏng nhiều vị trí. Có đoạn, nhà thầu đang bóc bê tông nhựa cả mặt đường để "vá".

Chưa bàn giao nên tuyến đường là tài sản của nhà thầu?

Ông Nguyễn Văn Dũng, giám đốc dự án phát triển đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mekong (thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị), cho biết tuyến đường phường 2 đi Đông Lương, Đông Lễ vẫn chưa bàn giao cho chủ đầu tư.

Trong thời gian qua, một số đơn vị thi công tuyến đường tránh quốc lộ 1 qua TP Đông Hà đã sử dụng tuyến đường này như đường công vụ, phục vụ thi công dẫn đến "đường chưa bàn giao đã hư hỏng nghiêm trọng".

Nhà thầu thi công đã có đơn gửi nhiều cơ quan về việc đường chưa bàn giao mà chẳng khác nào đường công vụ và yêu cầu đơn vị thi công đường tránh thỏa thuận, đền bù hư hỏng xảy ra trên tuyến đường. Nhưng việc này không được giải quyết.

"Chủ đầu tư đã kiểm tra hư hỏng, yêu cầu nhà thầu khắc phục để kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao dự án cho chủ đầu tư, dự kiến trong tháng 8 này. Còn nhà thầu vì tốn tiền tỉ sửa chữa đã đổ đất đá chặn hai đầu đường", ông Dũng nói.

Cũng theo ông Dũng, tuyến đường chưa bàn giao cho chủ đầu tư nên đây vẫn được xem như là tài sản của nhà thầu.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Nhiều người dân cho hay, buổi sáng trước khi vụ cháy xảy ra, ông C. (con trai bà N.) có cãi nhau với một số người lạ mặt. Đến tối cùng ngày, người dân lại thấy tiếng cãi nhau phát ra từ căn nhà cho đến khi ngọn lửa bùng phát…
1 tháng trước - Hầu hết mô hình hộp ngủ tại các quận trung tâm TP.HCM đều rất chật hẹp, lối thoát hiểm có nơi không đảm bảo an toàn.
1 ngày trước - Theo ông Hoàng Phúc Lâm - phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 22h đêm 6-9, một nửa vùng tâm bão số 3 đã xuống vịnh Bắc Bộ. Thời điểm này bão giảm từ cấp 15 xuống cấp 14, giật cấp 17.
1 tháng trước - “Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được...“ - là những câu nói ví von, bình dị về...
3 tuần trước - Trong bối cảnh TP.HCM vẫn đang đối mặt với nguy cơ sụt lún, nhiều chuyên gia cho rằng cần tính toán kỹ lưỡng trước khi quyết định nới lỏng quy mô khai thác nước ngầm.
Xem tin bài khác
40 phút trước - Tuổi Trẻ làm cầu nối cùng bạn đọc chia sẻ với đồng bào khó khăn sau cơn bão số 3.
40 phút trước - Ảnh hưởng của bão Yagi đã khiến nhiều tỉnh thành miền Bắc và nhiều địa bàn của Hà Nội bị mất điện trên diện rộng. Sau cơn bão, nhiều nơi chạy đua cấp điện trở lại.
40 phút trước - Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online vào sáng sớm nay 8-9, sau khi bão số 3 quét qua vào tối, đêm qua, nhiều khu vực ở Hà Đông, Hoài Đức (Hà Nội) rất nhiều cây xanh gãy, bật gốc, cột đèn, biển quảng cáo đổ ngổn ngang.
40 phút trước - Bão số 3 ảnh hưởng trực tiếp tới thủ đô Hà Nội với sức gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 khiến nhiều cây xanh ngã đổ, đường phố tan hoang.
52 phút trước - Sáng 8.9, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, bước đầu ghi nhận trong số 15 trẻ từ Mái ấm Hoa Hồng được đưa về Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp thì có 10 em có mẹ là học sinh.