ttth247.com

Doanh nghiệp Hàn Quốc đồng hành cùng Việt Nam sao bão Yagi

Ông Hong Sun - chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) Hàn Quốc tại Việt Nam (KOCHAM) - chia sẻ với phóng viên Tuổi Trẻ về thiệt hại của bão Yagivới cộng đồng DN Hàn Quốc tại Việt Nam.

Ông Sun nói: Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng, người dân và DN kiên cường, nghị lực, quá trình tái thiết nhiều khó khăn nhưng sẽ dần khôi phục.

* Ông đánh giá như thế nào về mức độ thiệt hại của các DN Hàn Quốc ở Việt Nam do cơn bão Yagi vừa qua?

- Cũng như người dân và các DN Việt Nam, nhiều DN Hàn Quốc ở miền Bắc chịu thiệt hại rất lớn do cơn bão Yagi. DN ở Quảng Ninh, Hải Phòng được thống kê thiệt hại lớn nhất, nhiều DN ở Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ... cũng bị ảnh hưởng.

Nhiều hàng hóa hư hại, nhà xưởng, kho... sập đổ, vỡ kính, máy móc ngập nước hư hỏng... Chưa ước tính được thiệt hại quy đổi bằng tiền, nhưng nhiều nơi phải mất vài tháng để khôi phục.

Đơn cử như một nhà máy ở Hải Phòng, nhà xưởng gần biển, cả tầng hầm lẫn tầng 1 đều ngập nước, DN phải mất vài tháng để khắc phục vì máy móc nhiều loại phải đặt hàng lại.

Ngoài ra, DN còn chịu thiệt hại gián tiếp do không sản xuất được ngay nên bị chậm đơn hàng. Có những đơn vị hợp đồng có điều khoản về thiên tai, nhưng có những nơi thì không, nếu chậm giao hàng cho khách hàng sẽ bị phạt, đền bù.

* Quá trình tái thiết của DN có khó khăn gì lớn không, thưa ông?

- Vừa dọn dẹp, vừa khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão là một quá trình không dễ dàng, nhưng các DN đều tận lực tối đa cho quá trình tái thiết. Mục tiêu lớn nhất là sớm đưa DN vào hoạt động bình thường, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động.

Chính quyền địa phương đã nhanh chóng triển khai công tác khắc phục hậu quả sau bão. Điều này góp phần giúp DN trong nước lẫn các DN Hàn Quốc dần phục hồi quá trình sản xuất.

Tuy vậy, đến nay nhiều khu vực vẫn bị cắt điện nên nhiều nhà máy chưa hoạt động trở lại. Do đó, cộng đồng DN mong muốn Chính phủ cố gắng nhanh chóng hồi phục sớm về cơ sở hạ tầng để thuận tiện đi lại, từ đó giúp tình hình kinh doanh của DN ổn định trở lại.

Một số nơi như Thái Nguyên, Phú Thọ... do vẫn còn ngập hoặc do cầu sập, công nhân viên chưa đi làm bình thường được. Máy móc may mắn không hỏng hóc, nhưng không có người làm cũng chưa thể vận hành bình thường được.

Chúng tôi kỳ vọng song song với quá trình tái thiết của DN, các hoạt động sửa chữa hạ tầng cầu đường và các hạ tầng xã hội khác được Việt Nam triển khai nhanh chóng, đồng bộ.

* Hàn Quốc cũng phải đối mặt với nhiều thiên tai, bão lũ hằng năm. Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm từ Hàn Quốc trong khắc phục và tái thiết sau bão?

- Tôi đã sống ở Việt Nam 366 tháng, chưa từng trải qua một cơn bão nào thảm khốc như Yagi. Không riêng gì Việt Nam, cơn bão này còn hoành hành ở Trung Quốc, Thái Lan, Lào...

Quá trình DN tái thiết sau bão cần gắn chặt và đẩy mạnh hơn nữa với câu chuyện môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Đây là vấn đề toàn cầu, DN Việt hay Hàn là những "mắt xích" quan trọng trong đó. Sau cơn bão này, mong rằng DN sẽ ý thức hơn và "ăn sâu" vào trong tiềm thức mọi hành động.

Hàn Quốc là một nước thường xuyên xảy ra bão vào mùa hè. Để hồi phục sau bão lũ hay bất cứ thiên tai nào, Chính phủ tích cực hỗ trợ các khoản vay khẩn cấp với người dân, DN bị thiệt hại để quá trình tái thiết diễn ra nhanh hơn.

Nhiều khoản thuế được giãn, hoãn hoặc miễn. Sau khi tuyên bố thiên tai thì ngân sách của trung ương và địa phương nhanh chóng giải ngân. Trong đó, phát huy tối đa ngân sách trung ương để tái thiết sau bão.

Nhiều nguồn kinh phí tham gia cùng lúc, trong đó nhà nước tập trung xử lý các vấn đề vĩ mô, còn người dân và DN có các nguồn quy mô nhỏ.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Dịch cúm gia cầm quét sạch vốn, nhưng từ đây ông Trương Chí Thiện đứng dậy, xây nên Vĩnh Thành Đạt; qua đại dịch COVID-19, ông lại cho ra mắt loạt sản phẩm đặc biệt.
1 tháng trước - Việc duy trì một khoản tiền cố định trong tài khoản để phục vụ cho việc nhập hàng/chi trả tiền hàng hóa luôn là điều cần thiết đối với các chủ shop online/tiểu thương/chủ hộ kinh doanh. Tuy nhiên, thay vì chỉ để tiền "ngủ yên" trong tài...
3 ngày trước - “Quan trọng không phải đích đến mà là hành trình mình đi như thế nào” là câu trả lời đầy hàm ý của ông Dominic Scriven - Chủ tịch Dragon Capital trước câu hỏi của “host” Phạm Minh Hương - Chủ tịch VNDIRECT về hành trình 30 năm làm nghề...
3 ngày trước - Ông Dominic Scriven, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Dragon Capital Việt Nam – Quỹ đầu tư lâu đời nhất và lớn nhất tại Việt Nam, đến talk show The Investors với bộ vest xanh lịch lãm và mái tóc buộc kiểu đuôi ngựa rất đặc trưng. Điểm thú vị...
3 tuần trước - Ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cho rằng Bắc Kạn không nên quá khắt khe lựa chọn nhà đầu tư mà nên mời vào một số nhà đầu tư ở bất cứ lĩnh vực công nghiệp nào đó. Có thể là công nghiệp nhẹ, cũng có thể...
Xem tin bài khác
31 phút trước - Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm đã chỉ ra rằng, thiếu đầu tư và kém hiệu quả là một nguyên nhân then chốt dẫn tới "vòng xoáy đi xuống" và làm cho vùng này ngày càng tụt hậu.
46 phút trước - Đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ ba trong ASEAN về Chính phủ điện tử, kinh tế số.
1 giờ trước - Theo các chuyên gia của VinaCapital, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất trước tiên là tin tốt nhưng nền kinh tế Mỹ chậm lại có khả năng làm giảm nhu cầu tiêu dùng của Mỹ đối với các sản phẩm “made in Vietnam" như máy...
1 giờ trước - Để bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, các doanh nghiệp tư nhân lớn cần tham gia vào các dự án lớn của đất nước như đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đường sắt đô...
1 giờ trước - Chính nhà phát minh Miyasaka đã tạo điều kiện cho phép các quốc gia như Trung Quốc dẫn đầu mục tiêu sản xuất hàng loạt pin mặt trời uốn cong.