ttth247.com

Độc kiến ba khoang nguy hiểm thế nào

Độc tố pederin trong kiến ba khoang gây đỏ da, đau rát, phồng rộp, nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ phát, dị ứng toàn thân, giảm thị lực tạm thời.

BS.CKI Quách Thị Bích Vân, chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết mùa mưa là thời điểm kiến ba khoang gây hại nhiều nhất. Kiến ba khoang có kích thước nhỏ nhưng trong dịch tiết của chúng chứa độc chất pederin - mạnh gấp 10-15 lần nọc độc của rắn hổ mang.

Chỉ cần một lượng nhỏ pederin dính lên da sẽ kích hoạt phản ứng viêm tại chỗ, gây ngứa, bỏng rát, sưng đỏ. Nếu không được phát hiện và xử trí đúng cách, vùng tổn thương phồng rộp, nổi mụn nước, mụn mủ.

Da dính độc kiến ba khoang thường bị viêm, phồng rộp, nổi mụn nước, mụn mủ, chảy dịch. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Da dính độc kiến ba khoang thường bị viêm, phồng rộp, nổi mụn nước, mụn mủ, chảy dịch. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Theo bác sĩ Vân, thói quen chạm, cào gãi lên vùng da tổn thương hoặc các vùng da có khuynh hướng cọ xát nhau khi hoạt động có thể làm độc tố lan sang các vùng lân cận, khiến tổn thương rộng hơn. Người bệnh có thể bị sốt nhẹ, nổi hạch vùng nếu tổn thương nặng và lan rộng. Chăm sóc, điều trị không đúng cách dễ dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm (nhiễm thêm vi khuẩn, vi nấm khác) và tăng nguy cơ để lại vết thâm, sẹo xấu trong nhiều tháng.

Nguy hiểm hơn, nếu chất độc pederin dính vào mắt lượng nhiều hoặc tổn thương cơ học do kiến ba khoang bay đập mạnh vào mắt có thể gây viêm kết mạc, tổn thương giác mạc, nặng hơn là mất thị lực tạm thời. Người có cơ địa mẫn cảm, người bị suy giảm miễn dịch có thể gặp các phản ứng nghiêm trọng hơn như dị ứng toàn thân hoặc bội nhiễm.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Vân, lượng độc do kiến ba khoang tiết ra rất nhỏ, thường không nguy hiểm đến tính mạng. Người tiếp xúc với dịch tiết của kiến ba khoang cần rửa vết thương ngay với xà phòng và nước sạch để loại bỏ độc tố. Trường hợp vết thương gây đau, phồng rộp, nổi mụn mủ hoặc ở các vị trí nhạy cảm như mắt hoặc người bệnh là trẻ em, thai phụ, người lớn tuổi cần tới chuyên khoa da liễu để được điều trị kịp thời. Tránh tự đoán bệnh và điều trị bằng các phương pháp dân gian hoặc đơn thuốc của người khác vì có thể nhầm lẫn với bệnh zona, khiến tình trạng nặng hơn.

Anh Thư

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh da liễu tại đây để bác sĩ giải đáp

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - TP HCM- Mùa mưa là thời điểm kiến ba khoang rộ lên ở miền Nam, nhiều người vô tình dính độc của loại kiến này gây phỏng rộp, ngứa rát, viêm da.
1 tháng trước - Nhiều bạn đọc không khỏi lo lắng gửi những câu hỏi đến báo Tuổi Trẻ với nỗi niềm năm học mới đang đến thật gần, làm thế nào để con họ không bị lây bệnh sởi?
2 ngày trước - Thường xuyên bị mẹ chồng mắng nhiếc, cấm cản về nhà ngoại, Thủy, 27 tuổi, ở Thanh Hóa, luôn sợ sệt, chán nản, lâu dần rơi vào trầm cảm.
2 ngày trước - Thường xuyên bị mẹ chồng mắng nhiếc, cấm cản về nhà ngoại, Thủy, 27 tuổi, ở Thanh Hóa, luôn sợ sệt, chán nản, lâu dần rơi vào trầm cảm.
1 tháng trước - TP HCM- Bác sĩ Kha ngồi ở buồng điều khiển, cách bệnh nhân nam hơn 10 m, chỉ huy cùng lúc bốn cánh tay robot mổ cắt khối u ung thư tiền liệt tuyến.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.