ttth247.com

Độc lạ vùng giáp ranh Bình Dương - Đồng Nai: Nơi nước sông có 2 màu khác biệt

Nơi 2 con sông gặp nhau cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa 2 màu nước, phân chia rõ rệt bên nước sông màu đục, bên trong xanh.

Vùng giáp ranh ở ngã ba sông, nơi giao nhau giữa sông Bé và sông Đồng Nai, thuộc địa phận xã Hiếu Liêm của H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương) và xã Hiếu Liêm của H.Vĩnh Cửu (Đồng Nai). Nơi 2 con sông gặp nhau có sự khác biệt rõ rệt giữa 2 màu nước sông, bên màu đục, bên trong.

Độc lạ Bình Dương - Đồng Nai: Nơi nước sông có 2 màu khác biệt- Ảnh 1.

Đây là hình ảnh PV Thanh Niên ghi nhận tại ngã ba sông, nơi giao nhau giữa sông Bé và sông Đồng Nai, thuộc địa phận xã Hiếu Liêm của H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương) và xã Hiếu Liêm của H.Vĩnh Cửu (Đồng Nai)

ẢNH: LÊ LÂM

Độc lạ Bình Dương - Đồng Nai: Nơi nước sông có 2 màu khác biệt- Ảnh 2.

Con sông có chiều rộng nhỏ hơn, mang màu nước đục ngầu, đỏ quánh nằm bên trái là sông Bé. Còn con sông to bên phải với màu nước trong xanh là sông Đồng Nai

ẢNH: LÊ LÂM

Độc lạ Bình Dương - Đồng Nai: Nơi nước sông có 2 màu khác biệt- Ảnh 3.

Khi gặp nhau tại ngã ba này, 2 con sông tạo nên 2 màu nước tách biệt, phân định rõ ràng, chúng ta dễ dàng nhận thấy từ trên cao

ẢNH: LÊ LÂM

Độc lạ Bình Dương - Đồng Nai: Nơi nước sông có 2 màu khác biệt- Ảnh 4.
Độc lạ Bình Dương - Đồng Nai: Nơi nước sông có 2 màu khác biệt- Ảnh 5.
Độc lạ Bình Dương - Đồng Nai: Nơi nước sông có 2 màu khác biệt- Ảnh 6.

Hình ảnh khác biệt giữa bến đò thuộc Đồng Nai và Bình Dương. Khi giao nhau, 2 dòng nước vẫn giữ khoảng cách chứ không hòa lẫn vào nhau

ẢNH: LÊ LÂM

Độc lạ Bình Dương - Đồng Nai: Nơi nước sông có 2 màu khác biệt- Ảnh 7.

Theo người dân nơi đây, sở dĩ có tình trạng độc lạ là do nước sông Bé mang theo nhiều phù sa, bùn đất. Còn ngược lại, đoạn sông Đồng Nai trong xanh trên chỉ cách thủy điện Trị An khoảng 500 mét, nước từ hồ Trị An qua tuabin máy phát điện chảy xuống, gần như rất trong sạch

ẢNH: LÊ LÂM

Độc lạ Bình Dương - Đồng Nai: Nơi nước sông có 2 màu khác biệt- Ảnh 8.

Mặc dù nằm ở vị trí vùng sâu vùng xa của 2 tỉnh, nhưng ngã ba sông này không vì thế mà vắng người, cô quạnh. Nơi đây rất nhộn nhịp, phà đưa người qua lại tấp nập. Đặc biệt là những ngày cuối tuần, lễ, tết, rất nhiều du khách từ các nơi đổ về hồ Trị An, Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai chơi. Đi phà giúp rút ngắn đoạn đường cũng như tìm chút thơ mộng trên sông nước

ẢNH: LÊ LÂM

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Ngoài lần chứng kiến người phụ nữ cùng ôtô bị nước cuốn xuống suối ở TP Dĩ An, bà Tiên còn ám ảnh những lúc nước dâng đẩy đồ đạc trong nhà và con trai đi xa.
1 tháng trước - Nếu điều chỉnh quy hoạch, biệt thự đúng 100 năm tuổi này sẽ có cơ hội được giữ lại làm bảo tàng, phim trường...
1 tháng trước - Sau khi quần thảo ở khu vực huyện Thạch Thất (Hà Nội), bão đang chuyển dần lên khu vực các tỉnh Hòa Bình, Sơn La.
1 tháng trước - Hà Nội vừa có thêm một người thiệt mạng do cây đổ trên đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy.
1 tháng trước - Bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 7. Khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa to đến rất to.
Xem tin bài khác
11 phút trước - Chiều nay (24/10), bão Trà Mi đã vượt qua miền Trung Philippines vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 6 năm nay. Dự báo bão tăng cấp trở lại, hướng về vùng biển miền Trung nước ta trước khi đổi hướng liên tục. Đây được nhận định là cơn bão...
41 phút trước - Hiện có tình trạng các đối tượng dẫn dụ nạn nhân cài đặt app ngân hàng giả mạo trên điện thoại. Các ứng dụng này có chứa mã độc và chiếm quyền điều khiển điện thoại để đánh cắp thông tin.
42 phút trước - Một hầm đạn chứa 63 vật liệu nổ như đạn pháo, cối còn sót lại từ chiến tranh được các nhân viên dự án NPA/RENEW rà tìm và hủy nổ an toàn, trả lại đất sạch để bà con canh tác.
42 phút trước - Sau phản ánh của Tuổi Trẻ Online về cột điện 'mọc' giữa hẻm ở quận 3, Công ty Điện lực Sài Gòn đã phối hợp địa phương khảo sát thực tế để đưa ra giải pháp di dời cột điện.
57 phút trước - Tuyến huyết mạch kết nối TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu hai năm qua xuống cấp nghiêm trọng do chậm xác định "chủ sở hữu" để kịp thời cải tạo toàn diện.