ttth247.com

Đối thoại với đại học Việt Nam, nhiều tập đoàn công nghệ hỗ trợ đào tạo nhân lực

Sáng 27-8, Đại học Quốc gia TP.HCM phối hợp Tổng Lãnh sự quán Mỹ, Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản, Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP.HCM đồng tổ chức tọa đàm "Đối thoại giữa đại học và doanh nghiệp về phát triển nguồn nhân lực các lĩnh vực công nghệ cao".

Thiếu kinh phí, cơ sở vật chất và quan hệ doanh nghiệp yếu là trở ngại lớn của các đại học

Phát biểu tại tọa đàm, TS Andrea Coppola, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cho rằng một trong các thách thức để Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 đó chính là nguồn nhân lực.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, nguồn cung nhân lực chuyên môn cao của Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu các ngành công nghiệp công nghệ, thiếu kỹ sư thiết kế chip. Ngành công nghiệp công nghệ cao đòi hỏi tỉ lệ cao hơn lao động có trình độ đại học và được đào tạo trong các lĩnh vực STEM, có thể gấp đôi so với các ngành nghề khác.

Bên cạnh đó Việt Nam đang tụt hậu về nguồn nhân lực và tài chính cho nghiên cứu và phát triển (R&D), thiếu nhiều nhà khoa học và kỹ sư quan trọng để thúc đẩy đổi mới.

"So với các nước trong khu vực, thiếu kinh phí R&D, thiếu cơ sở vật chất và quan hệ doanh nghiệp yếu có thể là những trở ngại lớn đối với các trường đại học và trung tâm nghiên cứu ở Việt Nam.

Trong số các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam, tình trạng thiếu kinh phí và thiếu nhân lực R&D trong lĩnh vực khoa học và công nghệ là những rào cản lớn nhất với chất lượng và kết quả R&D", TS Andrea Coppola cho biết.

Từ đó đại diện Ngân hàng Thế giới đưa ra khuyến nghị các giải pháp bao gồm sự cam kết nguồn cung từ các cơ sở giáo dục đại học, tăng cường đầu tư R&D, mở rộng quy mô đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực STEM, trong đó nhà nước đóng vai trò chủ đạo.

Các ưu tiên phát triển kỹ năng hỗ trợ nâng cấp chuỗi giá trị toàn cầu, trước hết cần xây dựng nguồn cung mạnh các nhà khoa học và kỹ sư trình độ cao. Cần có cam kết bền vững và lâu dài vì xây dựng nguồn nhân lực này đòi hỏi nguồn cung ổn định và đáng kể từ giáo dục đại học, sau đại học và đào tạo thực tế.

Cải thiện đào tạo cho các kỹ thuật viên tay nghề cao. Đồng thời cần mở rộng nguồn cung và giải quyết vấn đề chi phí. Cần đảm bảo đầu tư vào giáo dục đại học, giải quyết vấn đề khả năng chi trả của người học, phải vừa túi tiền. Cần tăng cường sự hỗ trợ cộng đồng để khuyến khích các chương trình đào tạo lại và nâng cao kỹ năng cho người lao động.

Doanh nghiệp đào tạo kiến thức theo tiêu chuẩn của các tập đoàn công nghệ cho sinh viên

Ông Đỗ Đức Dũng, giám đốc bộ phận phát triển phần mềm của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Samsung Việt Nam (SRV), cho biết khi thành lập SRV đã phát hiện số lượng cũng như chất lượng của kỹ sư không đạt như mong muốn.

"Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy cơ hội và điều kiện để các sinh viên này có thêm kiến thức mới, tiêu chuẩn mới của các tập đoàn công nghệ lớn. Chúng tôi đã cung cấp cơ hội, kiến thức và môi trường để sinh viên nắm bắt cơ hội và học tập… 

SRV hiện đang hợp tác đào tạo với các trường đại học những môn học cốt lõi thuật toán ứng dụng và các môn công nghệ chủ chốt như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, internet vạn vật, truyền thông đa phương tiện, an toàn thông tin...

Nhằm thu hút nhân lực chất lượng cao đáp ứng được tiêu chuẩn tuyển dụng, SRV còn có các chương trình thực tập cho sinh viên năm 3 và năm 4; chương trình đào tạo sinh viên học bổng STP; đào tạo lập trình cho các ứng viên tuyển dụng, trước khi chính thức trở thành kỹ sư lập trình của SRV", ông Dũng chia sẻ.

Trong khi đó, ông Kenneth Tse, tổng giám đốc Intel Việt Nam, cho rằng: "Kiến thức thực tế, điều này quan trọng không kém lý thuyết nên chúng tôi đào tạo kiến thức thực tế rất nhiều. Các trường đại học và doanh nghiệp cần kết hợp tốt để thực hiện việc này.

Với tầm nhìn của Intel Việt Nam là tập trung phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao, để có thể giúp đào tạo hơn 50.000 kỹ sư cho tất cả công đoạn của quy trình sản xuất chất bán dẫn vào năm 2030. Đến nay chúng tôi đã ký rất nhiều biên bản ghi nhớ, hợp tác với các trường đại học của Việt Nam.

Trao đổi với các doanh nghiệp, PGS.TS Vũ Hải Quân, giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM, cho biết đại học này luôn xem việc hợp tác với doanh nghiệp là một trong những hoạt động quan trọng để gia tăng nguồn lực, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển.

"Trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu, chúng tôi xác định hợp tác với doanh nghiệp là đòn bẩy để cải tiến chương trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu thực tiễn; là điểm tựa để các nghiên cứu đi vào ứng dụng thực tiễn", ông Quân nhấn mạnh.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Tỷ lệ lao động có bằng cấp của Việt Nam hiện thấp hơn các nước trong khu vực, cần tăng gần gấp đôi, theo chuyên gia Ngân hàng Thế giới.
3 tuần trước - Tỷ lệ lao động có bằng cấp của Việt Nam hiện thấp hơn các nước trong khu vực, cần tăng gần gấp đôi, cũng như mở rộng đào tạo STEM, theo chuyên gia Ngân hàng Thế giới.
1 tháng trước - Chuỗi sự kiện thường niên nhằm hướng đến xây dựng TP.HCM thành một Fintech Hub trong tương lai.
3 tuần trước - Thiên Hương (6 tuổi) mím môi tập viết chữ, mẹ của em ngồi bên, nhìn em viết sai rồi sửa lại, tự hào khi dòng chữ tròn rõ hơn sau nhiều lần luyện tập.
3 tuần trước - Ngày 29-8, tại Trường đại học Đại Diệp (Chương Hóa, Đài Loan), một số trường cao đẳng, trung cấp từ TP.HCM đã có những ký kết hợp tác đào tạo nhân lực ngành bán dẫn với đại học này.
Xem tin bài khác
43 phút trước - Đó là chia sẻ của ông Luke Turner, giám đốc điều hành Trường song ngữ quốc tế Emasi Nam Long, TP.HCM, về việc tổ chức "Tuần lễ sẻ chia" hướng về vùng bão lũ cho học sinh.
2 giờ trước - Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường thực hiện các giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
3 giờ trước - Huân chương Cành cọ hàn lâm ghi nhận nỗ lực không ngừng nghỉ của TS Phan Thị San Hà trong việc xây dựng và phát triển Trung tâm CARE, cũng như bồi đắp mối quan hệ giữa Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) và các đối tác Pháp.
4 giờ trước - Ớn lạnh, nổi gai ốc, không dám xem hết hình ảnh, video... là những cảm giác của những người tham gia buổi tập huấn, khi nghe trung tá Bùi Thái Đức, chuyên viên chính Phòng Tham mưu, Công an TP.HCM điểm lại những vụ bạo hành trẻ em chấn...
4 giờ trước - Nhiều sinh viên có sản phẩm đăng trên báo Tuổi Trẻ, một số sinh viên xuất sắc có tư duy đề tài và hoàn thiện sản phẩm truyền thông như phóng viên.