ttth247.com

Dự kiến không cho đại học tăng chỉ tiêu nếu trên 30% sinh viên thất nghiệp

Các trường đại học không được tăng chỉ tiêu tuyển sinh nếu có hơn 15% số sinh viên thôi học năm đầu, số có việc làm sau tốt nghiệp dưới 70%, theo dự kiến của Bộ Giáo dục.

Nội dung được nêu trong dự thảo thông tư về xác định chỉ tiêu tuyển sinh giáo dục đại học, công bố hôm 28/10.

Tỷ lệ sinh viên thôi học trong năm đầu gồm cả số tự bỏ học và bị cho thôi học. Tỷ lệ sinh viên có việc làm được tính trong 12 tháng sau khi ra trường và phải phù hợp với chuyên môn được đào tạo.

Hiện, Bộ không giao thêm chỉ tiêu cho các trường nếu tỷ lệ tuyển sinh hoặc tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đạt dưới 80%. Trong đó, tỷ lệ sinh viên có việc làm do các trường tự thống kê, hầu hết đạt 90-100%.

Hồi tháng 10 năm ngoái, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đang xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu giáo dục đại học (HEMIS), trong đó kết nối hồ sơ sinh viên với bảo hiểm xã hội. Theo Bộ, cách này giúp xác định chính xác công việc thực tế của sinh viên sau khi ra trường.

Sinh viên Đại học Công nghệ TP HCM. Ảnh: Thanh Tùng

Sinh viên Đại học Công nghệ TP HCM. Ảnh: Thanh Tùng

Dự thảo của Bộ cũng đưa ra một số tiêu chí khác để xác định chỉ tiêu tuyển sinh của các trường, như tỷ lệ diện tích sàn xây dựng trên tổng số người học (tối thiểu 2,8 m2), tỷ lệ người học trên giảng viên (không lớn hơn 40). Các trường không được tuyển vượt quá 20% chỉ tiêu đã công bố.

Riêng các ngành đào tạo giáo viên, Bộ quyết định chỉ tiêu dựa trên đề xuất; định hướng phát triển các trường sư phạm; số lượng đặt hàng từ địa phương; việc chi trả kinh phí hỗ trợ sinh viên...

Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến góp ý dự thảo đến ngày 22/11.

Dương Tâm

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 ngày trước - Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh giáo dục đại học và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
1 tháng trước - Tự chủ ĐH là một xu hướng tất yếu trong thời gian tới. Một trong những vấn đề khó nhất với các trường ĐH khi tự chủ là giải quyết được bài toán nguồn thu nhưng vẫn giữ chân được người học.
1 tháng trước - Là bậc học trực tiếp đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội nhưng giáo dục đại học (ĐH) đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức để đảm bảo chất lượng.
1 tháng trước - Thời điểm này, song song với việc học theo kế hoạch của nhà trường, học sinh khối 12 bắt đầu tìm hiểu về công tác tuyển sinh đại học năm tới. Nhiều em băn khoăn phương thức tuyển sinh năm 2025 có gì thay đổi?
6 ngày trước - Đề tham khảo kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025 mà Bộ GD&ĐT vừa công bố được đánh giá có sự phân hóa tốt hơn so với các kì thi những năm qua. Tuy nhiên, mức độ khó, dễ của đề thi tốt nghiệp THPT không ảnh hưởng đến phương án tuyển sinh của...
Xem tin bài khác
46 phút trước - Do thiếu giáo viên, nên một số trường học ở huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa) không thể triển khai dạy các môn tiếng Anh, tin học, âm nhạc cho học sinh.
46 phút trước - Theo các chuyên gia đến từ EY, một trong Big4 về kiểm toán và tư vấn trên toàn cầu, sinh viên khi chọn ngành để học hay công việc để làm đừng chạy theo trào lưu, mà cần kiên định với sở thích của chính mình.
2 giờ trước - Với gần 101 triệu người, Việt Nam là nước đông dân thứ ba ở khu vực Đông Nam Á. Bạn có biết con số này đứng thứ bao nhiêu trên toàn thế giới?
2 giờ trước - Một trong những điểm mới quan trọng trong dự thảo luật Nhà giáo là giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo. Trong đó, dù thi tuyển hay xét tuyển đều phải có thực hành sư phạm.
4 giờ trước - Sau khi xác minh đơn phụ huynh tố cáo cô giáo P.T.K.H đánh học sinh trong lớp học, Trường mẫu giáo Bình Chánh (An Giang) đã đưa ra hình thức phê bình giáo viên này trước toàn trường.