ttth247.com

Đúc kết kinh nghiệm để đổi mới xây dựng pháp luật

Sao luật ban hành chưa bao lâu đã phải sửa?

Trong phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội (QH) Trần Thanh Mẫn đánh giá thời gian qua việc xây dựng pháp luật có nhiều tiến bộ nhưng còn nhiều mặt hạn chế, cần rút kinh nghiệm. "Tại sao luật chúng ta ban hành thực hiện chưa bao lâu đã phải điều chỉnh, phải sửa, thậm chí luật chưa thi hành đã sửa? Các địa phương khi có luật, triển khai thực hiện chưa đồng bộ, chưa đến nơi đến chốn", Chủ tịch QH đặt vấn đề.

Đúc kết kinh nghiệm để đổi mới xây dựng pháp luật- Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách

GIA HÂN

Theo Chủ tịch QH, Ủy ban Thường vụ QH quyết định sẽ tổ chức diễn đàn xây dựng pháp luật để rút kinh nghiệm trong công tác xây dựng pháp luật thời gian vừa qua.

Để việc thảo luận tại hội nghị đạt hiệu quả cao, Chủ tịch QH đề nghị các đại biểu (ĐB) QH chuyên trách tập trung phân tích, thảo luận, thể hiện rõ quan điểm đối với những nội dung cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo, xin ý kiến những nội dung còn có các phương án khác nhau; cho ý kiến rõ các dự án đã đủ điều kiện để trình QH thông qua vào kỳ họp tới hay chưa.

Chủ tịch QH cũng đề nghị các ĐB bám sát nguyên tắc đã thống nhất từ đầu nhiệm kỳ là ưu tiên cao nhất cho chất lượng dự án luật, không chạy theo số lượng. "Chỉ những dự án luật bảo đảm chất lượng, giải quyết thỏa đáng các vấn đề vướng mắc thì mới trình QH thông qua. Những vấn đề thực tiễn đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, có sự thống nhất cao thì quyết tâm thực hiện; những vấn đề chưa rõ, còn nhiều ý kiến khác nhau thì tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, thực hiện thí điểm khi cơ quan có thẩm quyền cho phép. Cái gì chưa chín, chưa rõ dứt khoát không đưa vào luật", Chủ tịch QH lưu ý.

Chủ tịch QH cũng nhấn mạnh cần quán triệt và thực hiện tốt Quy định 178-QĐ/TW ngày 27.6 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật. "Đặc biệt, các chính sách đã đảm bảo việc không để sơ hở, phòng ngừa, ngăn chặn được tình trạng "tham nhũng chính sách", lồng ghép "lợi ích nhóm", lợi ích cục bộ của ngành, lĩnh vực cơ quan quản lý nhà nước chưa?", Chủ tịch QH nêu.

Lắp một cột thu phát sóng cũng phải xin Thủ tướng

Chiều cùng ngày, thảo luận dự thảo luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Thu Hà cho rằng các quy định về sửa chữa, cải tạo, xây dựng công trình trong, thậm chí ngoài khu vực bảo vệ di tích, nhất là việc xin ý kiến của Thủ tướng, Bộ trưởng VH-TT-DL đang làm mất quá nhiều thời gian, khó khăn trong việc triển khai.

Dự thảo luật quy định, tại khu vực bảo vệ 1 và 2 của di tích, chỉ được sửa chữa, cải tạo, xây dựng công trình trực tiếp phục vụ bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Việc xây dựng các công trình kinh tế - xã hội chỉ được thực hiện tại khu vực bảo vệ 2 của di tích. Về thẩm quyền, dự thảo luật quy định, các công trình chỉ được thực hiện khi có ý kiến bằng văn bản của Thủ tướng (đối với di tích quốc gia đặc biệt thuộc danh mục di sản thế giới); của Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL (đối với di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia); của người đứng đầu cơ quan chuyên môn về văn hóa cấp tỉnh đối với di tích cấp tỉnh.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà cho rằng nên phân cấp cho UBND cấp tỉnh quyết định các công trình cải tạo, sửa chữa nhỏ, cấp bách nhằm bảo vệ di tích, sửa chữa như là hệ thống tiêu thoát nước, hệ thống các cột thu lôi, cột phát sóng hoặc các công trình khác trong các khu vực bảo vệ 2 của di sản thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt.

ĐB tỉnh Quảng Ninh cũng đề nghị với các công trình xây dựng không có tác động trực tiếp tới di tích, công trình tạm, công trình nhằm đảm bảo an toàn của di tích thì nên phân cấp cho UBND cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư và chỉ cần báo cáo Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL.

"Rất nhiều cử tri, du khách bức xúc với việc như là giữa vịnh Hạ Long không có sóng điện thoại; hay lúc thời tiết bão gió không thể nào liên lạc được với tàu, thuyền trong khu vực của vịnh. Nhưng do quy định để lắp một cái cột thu phát sóng ở vịnh Hạ Long cũng phải báo cáo, được sự đồng ý Thủ tướng. Ngay cả việc xây dựng các rãnh thoát nước chảy trực tiếp vào di tích quốc gia đặc biệt ở Yên Tử cũng phải báo cáo, được sự chấp thuận bằng văn bản của Thủ tướng mới thực hiện được, trong khi đó là việc cấp bách và có thể ảnh hưởng trực tiếp tới di tích", bà Hà dẫn chứng và nói thêm "trình tự, thủ tục thì mất rất nhiều thời gian".

Đồng quan điểm, ĐB Lò Thị Luyến (đoàn Điện Biên) cũng phản ánh việc thực hiện công trình dự án kết cấu hạ tầng trong khu vực bảo vệ di tích gặp nhiều khó khăn vì quá nhiều thủ tục phải trình cơ quan chức năng, trong khi đó là do lịch sử để lại, trước khi di sản, di tích được công nhận thì các công trình đã hiện hữu. "Cử tri bức xúc, quản lý nhà nước gặp khó khăn rất nhiều", bà Luyến nêu.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, công tác xây dựng pháp luật thời gian qua còn nhiều hạn chế, sắp tới sẽ tổ chức diễn đàn pháp luật để bàn đổi mới công tác xây dựng pháp luật.
1 tháng trước - Tuổi Trẻ trân trọng giới thiệu bài viết của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: 'Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay'.
1 tháng trước - VnExpress giới thiệu bài viết của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính về cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
2 tuần trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
1 tháng trước - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài viết trang trọng và xúc động về di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, có uy tín, tầm ảnh hưởng lớn cả trong và ngoài nước.
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Sau khi lập biên bản các trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông, lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội sẽ gửi thông báo về địa phương xác minh; gửi về cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ để xem xét, xử lý theo đúng quy định.
4 giờ trước - Quảng Ninh- Hai tuần sau khi bão Yagi hoành hành gây thiệt hại hơn 30.000 tỷ đồng, Quảng Ninh và Hải Phòng đang huy động nhiều nguồn lực để phục hồi kinh tế.
4 giờ trước - Sân vận động Thống Nhất sẽ được sửa chữa các hạng mục tại khán đài, sân cỏ, đường chạy, xây ba khán đài mới với quy mô 3 tầng, kinh phí dự tính hơn 149 tỷ đồng.
4 giờ trước - Địa phương lên kế hoạch dùng 4.200 tỷ đồng ngân sách địa phương để làm ba dự án môi trường và giao thông, nhằm thay thế cho nguồn vốn từ Ngân hàng Thế giới.
4 giờ trước - Nhà ga metro sẽ được xây ở Trung tâm thương mại dịch vụ vòng xoay A1 rộng 7 ha tại thành phố mới Bình Dương, kết nối tuyến metro đến Suối Tiên, TP HCM.