ttth247.com

EVN kiến nghị triển khai thêm các nguồn điện mới

Báo cáo về các dự án điện trọng điểm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), EVN cho biết, hiện tập đoàn đang triển khai 10 dự án nguồn điện với tổng công suất 6.793 MW.

Không chỉ ít dự án đang đầu tư, ở khối dự án chuẩn bị đầu tư theo EVN cũng không có nhiều trong khi doanh nghiệp được giao nhiệm vụ giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu nhân dân.

Thế nhưng, đến nay, tỷ lệ sở hữu các nguồn điện của EVN và 3 tổng công ty phát điện thuộc EVN chiếm 38% (31.360 MW) trong tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống.

EVN kiến nghị triển khai thêm các nguồn điện mới- Ảnh 1.

Lo nguy cơ thiếu điện, EVN kiến nghị Chính phủ giao triển khai thêm các nguồn điện mới

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Theo Quy hoạch điện 8, với các nguồn điện EVN được giao làm chủ đầu tư (10 dự án có tổng công suất 6.793 MW), đến năm 2030, tỷ lệ sở hữu các nguồn điện của EVN và các đơn vị thành viên chỉ còn chiếm khoảng 25,4% tổng công suất nguồn của hệ thống điện, trong đó EVN quản lý trực tiếp chiếm chỉ khoảng 13,4%.

Thế nên, Tập đoàn này rất lo lắng nếu không tiếp tục được Chính phủ giao triển khai thêm các nguồn điện mới, vì rất khó có thể phát huy vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện.

Ngoài ra, tổng công suất đặt nguồn điện toàn hệ thống đến nay đạt khoảng 80.900 MW, song do cơ cấu nguồn điện phân bố không đồng đều, nên khu vực miền Bắc hiện không tự cân đối cung - cầu nội miền.

EVN kiến nghị triển khai thêm các nguồn điện mới- Ảnh 2.

EVN và Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) đã hoàn thành đường dây 500kV mạch 3, giúp tải điện từ miền Trung ra Bắc

ẢNH: EVNSPC

"EVN và Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) đã hoàn thành đường dây 500kV mạch 3, nhưng năng lực truyền tải điện từ miền Trung ra miền Bắc cũng chỉ tăng thêm khoảng 3.000 MW. Như vậy, chỉ có thể cơ bản đáp ứng được mức độ tăng trưởng phụ tải của miền Bắc trong 1 - 2 năm. Đó là chưa kể, khu vực miền Trung cũng phải có dư thừa điện để chuyển ra thì đường dây mới phát huy được hiệu quả", EVN cho biết.

EVN nhận định, việc cung ứng điện trong các năm tới là hết sức khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ thiếu hụt công suất đỉnh vào thời điểm cuối mùa khô (từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm) và có nguy cơ thiếu hụt điện năng nếu các nguồn điện được phê duyệt tại Quy hoạch điện 8 không đáp ứng tiến độ theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
6 ngày trước - Sáng 19/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Dầu khí và Tập đoàn Điện lực Việt Nam để bảo đảm cung...
1 tháng trước - Bộ Công Thương cho biết đang đề xuất phương án năng lượng hạt nhân, trong đó tập trung xây dựng lò phản ứng mô đun nhỏ, bao gồm nhà máy điện hạt nhân nổi.
2 tuần trước - Theo các chuyên gia kinh tế, EVN lỗ lớn liên tiếp hai năm qua gây ra những tổn hại lớn cho ngành điện và gây hệ lụy lâu dài cho nền kinh tế.
6 ngày trước - Các khu công nghiệp xanh đang "khát" điện tái tạo để đối phó với nguy cơ thiếu điện và đáp ứng yêu cầu của đối tác nhập khẩu. Thế nhưng, điện tái tạo trong khu công nghiệp vẫn vướng...
1 tháng trước - Chiều 17/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 14 của Ban Chỉ đạo.
Xem tin bài khác
9 phút trước - Giá vàng hôm nay biến động khó lường khi nhiều nhà đầu tư chớp thời cơ bán chốt lời, đồng thời số khác lại mua vào để bảo toàn vốn
9 phút trước - Trong buổi chia sẻ về quản lý tài chính cá nhân với nhân viên FPT, ông Hoàng Nam Tiến cho rằng đã qua thời cất 20% thu nhập để tiết kiệm mà nên mạnh dạn mua nhà ngay, nói thêm rằng các bạn trẻ hãy làm việc và "tin tưởng vào mức độ tăng...
9 phút trước - Sở Xây dựng Hà Nội vừa cập nhật danh sách 14 dự án nhà ở trên địa bàn thành phố đủ điều kiện đưa vào kinh doanh (tính đến 24/10/2024).
9 phút trước - Việc cam sành rớt giá thảm khiến nhiều nông dân trồng cam lâm vào cảnh khốn khó vì thua lỗ nặng.
9 phút trước - Trung Quốc nhận ra rằng TMĐT không phải là cốt lõi phát triển công nghệ và thúc đẩy nền kinh tế về lâu dài so với những mảng như chip bán dẫn hay xe điện. Việc chỉ dựa vào ‘sao chép’ và giá rẻ sẽ không thể thúc đẩy được tăng trưởng dài hạn.