ttth247.com

Gần 15.000 người Việt Nam đã tiếp cận vắc xin sốt xuất huyết

Thông tin trên vừa được BS.CKI Bạch Thị Chính, giám đốc y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết tại cuộc thảo luận chuyên sâu của các chuyên gia đầu ngành về sốt xuất huyết tại TP.HCM.

BS Chính cho biết với thế mạnh là hệ thống trung tâm tiêm chủng dịch vụ hàng đầu Việt Nam với gần 200 trung tâm lớn, hơn 10.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống kho lạnh và hệ thống xe lạnh vận chuyển vắc xin chuyên nghiệp đạt chuẩn GSP, hệ thống còn có thể tổ chức các đội tiêm lưu động đến các trường học, doanh nghiệp, khu dân cư… 

Các đội tiêm lưu động vẫn có thể đảm bảo quy trình tiêm chủng an toàn cao nhất, góp phần kịp thời bảo vệ sức khỏe cho người dân trước chu kỳ đỉnh dịch sốt xuất huyết thường xảy ra vào tháng 10 hằng năm.

Vắc xin sốt xuất huyết do hãng dược phẩm Takeda, Nhật Bản sản xuất tại Đức, đã được nghiên cứu và phát triển trong gần 45 năm. Vắc xin này có khả năng phòng đầy đủ 4 tuýp huyết thanh virus gây bệnh gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4 vốn đều đang lưu hành tại Việt Nam.

Vắc xin sốt xuất huyết đáp ứng đầy đủ các hướng dẫn về thử nghiệm lâm sàng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để đảm bảo hiệu lực và tính an toàn. Đây cũng là vắc xin sốt xuất huyết đầu tiên được phê duyệt tại Việt Nam, phác đồ tiêm 2 mũi cách nhau 3 tháng cho trẻ từ 4 tuổi trở lên đến người lớn.

Vắc xin được chứng minh có hiệu quả bảo vệ cao, chống nhiễm với cả 4 tuýp huyết thanh sốt xuất huyết lên đến 80,2% tại thời điểm 12 tháng sau tiêm liều thứ hai. Vắc xin cũng có hiệu quả cao trong việc chống nhập viện do sốt xuất huyết.

BS Trương Hữu Khanh, phó chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM cho biết từ năm 1959 đến nay sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, trong khi bệnh lưu hành ngày càng phức tạp, lan rộng và diễn ra quanh năm không còn theo mùa, các biện pháp kiểm soát muỗi truyền bệnh gặp nhiều khó khăn do vấn đề đô thị hóa, giao thương, đi lại.

Ghi nhận mới nhất tại Bệnh viện Nhi đồng 1 cho thấy, số ca mắc sốt xuất huyết hiện đang tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2023. Chỉ trong tháng 8-2024, bệnh viện có 130 ca mắc sốt xuất huyết nhập viện và 8 trường hợp gặp biến chứng sốc sốt xuất huyết, phải điều trị tích cực.

Theo BS Khanh, bệnh sốt xuất huyết khó kiểm soát nguồn lây, bởi người mắc sốt xuất huyết có thể không biểu hiện hoặc có triệu chứng không rõ ràng. 

Theo nghiên cứu, 80% người không có triệu chứng vẫn có khả năng lây nhiễm sốt xuất huyết. Bệnh nặng khó dự đoán trước và có thể phát triển mà không có dấu hiệu cảnh báo. Một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần trong đời với các tuýp virus khác nhau, thậm chí lần mắc thứ 2 có nguy cơ nặng hơn lần đầu.

Sốt xuất huyết gây ra các biến chứng nguy hiểm như tụt huyết áp, suy tim, suy thận, sốc mất máu, suy đa tạng, xuất huyết não, hôn mê… Bệnh có nguy cơ trở nặng vào giai đoạn hết sốt từ ngày thứ 3 đến thứ 5 của bệnh khiến người bệnh dễ chủ quan. 

Các đối tượng có nguy cơ trở nặng cao hơn khi mắc sốt xuất huyết là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mãn tính, béo phì… Với phụ nữ mang thai, sốt xuất huyết có thể gây suy thai, sinh non, thai chết lưu.

"WHO kêu gọi bên cạnh truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh, kiểm soát vector lây truyền bệnh, giám sát chặt chẽ bệnh, người dân cần tiêm chủng vắc xin để phòng bệnh hiệu quả", BS Khanh thông tin.

Vắc xin sốt xuất huyết của Takeda đã được triển khai tiêm trong chương trình tiêm chủng cho cộng đồng tại nhiều quốc gia lưu hành dịch, có số ca mắc và tử vong cao như Brazil và Argentina.

Từ các nghiên cứu và triển khai tiêm chủng cho thấy vắc xin sốt xuất huyết là một phần trong chiến lược kiểm soát toàn diện sốt xuất huyết, giúp cơ thể sinh miễn dịch bền vững, an toàn.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Sau 8 năm thành lập, Hệ thống tiêm chủng VNVC góp phần quan trọng thay đổi diện mạo của ngành tiêm chủng dịch vụ tại Việt Nam, đặc biệt ghi dấu ấn với nhiều giải pháp hỗ trợ tài chính như “tiêm trước, trả sau” giúp hàng nghìn khách hàng...
1 tuần trước - Số người chưa tiêm vaccine ngừa sởi cộng dồn sau 4-5 năm lên đến hàng triệu khiến miễn dịch cộng đồng xuống thấp, tạo điều kiện để bệnh lan rộng thành dịch.
1 tháng trước - Vaccine ngừa bạch hầu, sởi, phế cầu giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh và tránh biến chứng viêm phổi, viêm não, viêm màng não.
1 tháng trước - Sóc Sơn, Hà Nội đang là điểm nóng của bệnh dại khi có nhiều người bị chó cắn và phơi nhiễm với bệnh dại.
1 tuần trước - Đồng hành cùng Sở Y tế TP HCM thực hiện chiến dịch tiêm vaccine sởi miễn phí cho trẻ từ ngày 16/9, VNVC với kinh nghiệm tiêm chủng an toàn trong nhiều năm đã đặc biệt chú trọng đến công tác vận chuyển, bảo quản vaccine và an toàn tiêm...
Xem tin bài khác
10 phút trước - Hơn 1.000 người dân ở xã Mường Chiềng (Đà Bắc, Hòa Bình) được các bác sĩ khám bệnh, phát thuốc miễn phí.
58 phút trước - Khánh Hòa- Ba ngư dân 20-21 tuổi, lặn ở độ sâu 14 m để đánh bắt cá tại vùng biển Trường Sa thì bị giảm áp, được đưa vào đảo Sinh Tồn Đông cấp cứu.
58 phút trước - TP HCM- 20 năm bị vảy nến, anh Giang, 38 tuổi, không dám lập gia đình, mất việc, rơi vào trầm cảm bế tắc.
58 phút trước - Bệnh lao vú là tình trạng vi khuẩn lao xâm nhập và phát triển ở mô tuyến vú, dễ nhầm lẫn với viêm vú, áp xe.
58 phút trước - Cảm giác yếu chân đột ngột có thể do nhiều nguyên nhân như bệnh thần kinh ngoại biên, dây thần kinh bị chèn ép, nhược cơ, đột quỵ.