ttth247.com

Gặp thầy hiệu trưởng bơi vào trường khi nước lũ dâng cao

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Hoàng Văn Việt - hiệu trưởng Trường tiểu học Quang Vinh (xóm Lũng Nặm, xã Quang Vinh, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng), nhớ lại vào tối 23-8 khi nghe tin báo từ nhân viên bảo vệ của nhà trường thông báo lúc 20h tối nước lũ dâng lên mặt sân trường hơn 2 gang tay ông đã rất lo lắng.

Nhưng ông không thể vào trường ngay giữa đêm bởi tình hình mưa lũ phức tạp.

Đến sáng 24-8, khi thấy trời vẫn tiếp tục mưa lớn, ông Việt quyết định cùng con trai chạy 40km từ thị trấn Trùng Khánh vào đến trường để kiểm tra cơ sở vật chất vì quá nóng lòng.

"Khi vào tới nơi thì trường đã chìm trong biển nước. Không suy nghĩ nhiều, tôi và con đã bơi men theo tường rào Trường mầm non Quang Vinh để vào bên trong trường, lúc này nước đã ngập khoảng 1,5 mét và đang tiếp tục dâng lên mạnh.

Tôi bơi vào từng khu nhà để kiểm tra. Khi mở cửa từng phòng học thì bàn ghế đã bị nhấn chìm trong nước. Vào thì cũng chỉ biết đứng nhìn, không thể làm gì giữa mênh mông nước", ông Việt nhớ lại.

Ông Việt cho hay những ngày qua, nỗi lo lớn nhất của ông không chỉ là thiệt hại về cơ sở vật chất, mà còn lo trường ngập, nước không rút, học sinh sẽ không thể khai giảng năm học mới. Nước không rút, đường sá bị chia cắt, dù lớp đã khang trang, sạch sẽ thì học sinh cũng khó có thể đến trường.

Đến ngày 25-8, nước tiếp tục dâng lên thêm 1 mét khiến hơn 30 bao gạo ăn bán trú của học sinh cũng bị ngâm trong nước. Theo ông Việt, số gạo này vốn để học sinh sử dụng trong học kỳ 1 năm học mới.

Sau gần một tuần, đến sáng 29-8 nước lũ bất ngờ rút tới mép sân trường, ông Việt nhanh chóng huy động toàn bộ giáo viên có mặt tại điểm tập kết từ 6h sáng. 

Vì trường vẫn bị cô cập bởi nước lũ, để đi vào khuôn viên trường, các giáo viên phải di chuyển bằng bè mảng tự chế hơn 1km để vào trường tổng vệ sinh, cọ rửa bàn ghế, lớp học, nhà bán trú... với hy vọng sẽ kịp khai giảng đúng kế hoạch.

Cùng ngày, đã có khoảng 50 giáo viên của 5 trường trong địa bàn huyện Trùng Khánh đã đến hỗ trợ trường tổng vệ sinh.

Những này này trường cũng bị cắt điện và không có nước sạch, nên giáo viên còn phải tự chuẩn bị đồ ăn, nước uống mang từ bên ngoài vào. Đến khoảng 17h chiều phải nhanh chóng rút ra ngoài vì khi trời tối, di chuyển bằng bè mảng rất nguy hiểm.

Ông Việt kể Trường tiểu học Quang Vinh nằm ở xã đặc biệt khó khăn của huyện Trùng Khánh. Học sinh học tại trường chủ yếu là người dân tộc Mông và Nùng. Năm học vừa qua nhà trường có 127 học sinh thì có đến 114 học sinh thuộc hộ nghèo.

Theo ông Việt, mưa lũ đi qua đã khiến 75 bộ bàn ghế của học sinh và giáo viên làm bằng gỗ ép bị mủn mục, tách lớp. Các đường điện tầng 1, tủ lạnh, phản ngủ trưa, bát inox, dụng cụ nấu nướng... cũng bị hư hỏng, thất lạc.

Để kịp chuẩn bị khai giảng năm học mới, ông Việt đã huy động giáo viên trong trường làm việc không nghỉ lễ 2-9, cấp tốc sửa sang lớp học, dụng cụ học tập cho học sinh. Dự kiến ngày 1-9 nhà trường sẽ cho học sinh trở lại trường để tập văn nghệ cho lễ khai giảng.

"Khi thấy trường bị ngập trong lũ, đã có hai nhà hảo tâm ủng hộ 1,8 tấn gạo cho học sinh ăn bán trú. Tôi rất bất ngờ và xúc động khi nhận được sự chia sẻ đến thầy trò vùng cao. Vậy là các em đã có gạo ăn học kỳ tới", ông Việt vui mừng kể.

Theo ông Việt, ông cũng rất bất ngờ khi hình ảnh ông bơi vào trường kiểm tra cơ sở vật chất trong ngày nước lũ dâng được nhiều người quan tâm, chia sẻ trên mạng xã hội. Với ông Việt, hành động này đơn thuần là một việc làm tự nhiên, vì trách nhiệm của một người hiệu trưởng với trường lớp, trách nhiệm với học trò.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 ngày trước - Hôm nay (16.9), nhiều trường học ở các vùng bị ảnh hưởng nặng nề do lũ lụt sau cơn bão số 3 (Yagi) sẽ đón học sinh trở lại trường. Dù vậy, vẫn còn rất nhiều ngổn ngang, thiếu trước hụt sau; không ít trường vẫn phải cho học sinh nghỉ học...
1 tuần trước - Thiệt hại do bão lũ được dự báo rất nặng nề về người và tài sản. Bên cạnh đó, hàng nghìn trường học chưa thể đón học sinh trở lại.
1 tuần trước - Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý, huyện vùng cao Mường Lát (Thanh Hóa) không cho học sinh về nhà ngày cuối tuần, nấu cơm cho 460 học sinh ăn ngày mưa bão.
4 ngày trước - 'Bão lũ đang gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho đồng bào các tỉnh phía Bắc. Nhìn thấy những hình ảnh đau xót, chúng tôi không thể đứng ngoài cuộc”, TS Phan Hồng Hải, hiệu trưởng Trường đại học Công nghiệp TP.HCM, chia sẻ.
1 tuần trước - Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi), nhiều địa phương vẫn đang bị mưa, ngập lụt, đi lại khó khăn nên nhiều cơ sở đào tạo ĐH đã điều chỉnh kế hoạch học tập nhằm đảm bảo an toàn cho tất cả cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên.
Xem tin bài khác
37 phút trước - Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế cho hơn 940.000 học sinh nghỉ ngày 19/9 để tránh bão, các trường ở Đà Nẵng đã nghỉ từ chiều nay.
1 giờ trước - Bám sát sự thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, một số trường ĐH đã công bố định hướng tuyển sinh cho năm sau. Đáng chú ý trong đó là điều chỉnh về tổ hợp môn xét tuyển.
1 giờ trước - Đọc và xem những bài viết trên Báo Thanh Niên về thiệt hại nặng nề của ngành giáo dục sau bão lũ, tôi và nhiều độc giả nghe tim mình quặn thắt. Hậu quả của trận lũ lịch sử đối với nhà trường, học sinh và thầy cô giáo rất nặng nề, cần...
2 giờ trước - Mới đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với 'quy mô, tính chất rất mới' và 'rất hệ trọng'.
2 giờ trước - Để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có thông báo khẩn cho học sinh nghỉ học vào hôm nay, 19.9.