ttth247.com

Gen Z chuộng lối sống 'hết mình nhưng tài chính vững bền'

Thế hệ Gen Z dần thay đổi góc nhìn về tài chính cá nhân, ưu tiên trải nghiệm và lối sống hết mình nhưng vẫn cân đối tài chính cho tương lai.

Sinh ra trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ (từ năm 1997 đến 2012), Gen Z hình thành những thói quen và cách tiếp cận thông tin khác biệt, nhất là trong quản lý tài chính cá nhân.

Nguyễn Minh Anh 24 tuổi, sống TP HCM, chia sẻ rằng cuộc sống chỉ có một lần, vì vậy cô muốn tập trung vào việc tận hưởng mà không bị ràng buộc bởi những lo toan về tiền bạc. Minh Anh không ngần ngại chi tiêu cho các hoạt động du lịch và trải nghiệm mới, miễn là chúng mang lại niềm hứng thú cho cô.

"Tôi thường xuyên du lịch, tham gia các sự kiện âm nhạc. Đó là cách đầu tư vào bản thân và những trải nghiệm đáng giá, thay vì lo lắng quá nhiều về tiết kiệm", Minh Anh nói.

Người trẻ ưu tiên các trải nghiệm cuộc sống. Ảnh: Pexels

Người trẻ ưu tiên các trải nghiệm cuộc sống. Ảnh: Pexels

Minh Anh không phải là trường hợp cá biệt trong lối suy nghĩ này. Nghiên cứu của McKinsey năm 2023 chỉ ra rằng 52% du khách Gen Z có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho các trải nghiệm độc đáo thay vì mua sắm vật dụng. Sự thay đổi này cho thấy họ chú trọng đến phát triển bản thân, phiêu lưu, các hoạt động văn hóa sâu sắc hơn so với việc tiêu dùng truyền thống.

Theo chuyên gia tài chính cá nhân Trần Nguyên Đán, việc đầu tư vào trải nghiệm bản thân có thể mang lại sự thoải mái trong ngắn hạn, nhưng nếu không có sự cân đối hợp lý giữa tiêu dùng và tiết kiệm, người trẻ dễ gặp khó khăn tài chính trong tương lai. Đặc biệt là trong bối cảnh thị trường lao động biến động và áp lực tài chính tăng cao, một kế hoạch tài chính vững chắc là điều cần thiết.

Về mặt lợi ích, lối sống này khuyến khích người trẻ sống tích cực và chủ động tìm kiếm trải nghiệm mới, giúp họ trở nên năng động, sáng tạo và sẵn sàng đối mặt với thử thách. Những trải nghiệm đa dạng có thể là nguồn cảm hứng lớn trong công việc và cuộc sống, giúp phát triển toàn diện hơn.

Tuy nhiên, nếu không có kế hoạch chi tiêu cụ thể, người trẻ dễ dàng rơi vào vòng xoáy tiêu tiền không kiểm soát. Vì không có kế hoạch tài chính rõ ràng, họ sẽ việc chi tiêu quá mức cho những trải nghiệm ngay lập tức, dẫn đến thiếu hụt chi phí cho các nhu cầu thiết yếu trong tương lai như mua nhà, đầu tư hoặc chăm sóc sức khỏe.

Người trẻ dùng thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng khi thanh toán hóa đơn. Ảnh: Pexels

Người trẻ dùng thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng khi thanh toán hóa đơn. Ảnh: Pexels

Chi tiêu hay tích lũy?

Để sống theo tinh thần Yolo (You only live once - bạn chỉ sống một lần trong đời) mà vẫn đảm bảo ổn định về tài chính, chuyên gia nhấn mạnh việc lập kế hoạch tài chính cá nhân. Bạn nên chia thu nhập hàng tháng thành các phần rõ ràng, bao gồm chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu, chi tiêu cho trải nghiệm và tiết kiệm cho tương lai. Một phương pháp phổ biến là quy tắc 50-30-20: 50% thu nhập dành cho nhu cầu thiết yếu, 30% cho trải nghiệm và 20% cho tiết kiệm và đầu tư.

Ngoài ra, việc tăng cường trao dồi kiến thức tài chính cũng là một giải pháp cần thiết. Bạn có thể chọn các khóa học kỹ năng, tham gia vào những dự án cộng đồng hoặc đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, bảo hiểm để bảo vệ tài chính trong tương lai. Các chương trình giáo dục nên bao gồm các nội dung về quản lý tiền bạc, tiết kiệm và đầu tư để trang bị cho giới trẻ những kỹ năng cần thiết khi bước vào cuộc sống độc lập.

Để giúp nhiều người có cái nhìn tổng quan hơn, Sun Life Việt Nam mang đến công cụ phân chia chi tiêu hàng tháng. Người dùng chỉ cần nhập tổng thu nhập, các khoản chi cố định và linh hoạt, công cụ sẽ phác họa đồ thị chi tiêu. Sau đó, đưa ra lời khuyên và đề xuất các mẹo phù hợp cho từng mẫu đồ thị. Người tham gia còn được gợi ý thêm về những sản phẩm tiết kiệm và đầu tư phù hợp với số dư hàng tháng.

Người dùng có thể tham khảo các công cụ quản lý tài chính cá nhân, lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư. Ảnh: Chụp màn hình

Người dùng có thể tham khảo các công cụ quản lý tài chính cá nhân, lên kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư. Ảnh: Chụp màn hình

"Việc có một quỹ dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp luôn là điều cần thiết. Một số hoạt động giải trí hay trải nghiệm không cần phải quá tốn kém, và bạn có thể tìm cách trải nghiệm mà không ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính dài hạn", chuyên gia nói.

Như vậy, để cân bằng giữa mong muốn trải nghiệm và kế hoạch tương lai, Gen Z cần lưu ý đến việc lập kế hoạch tài chính, có những hạng mục ưu tiên để tránh niềm vui ngắn hạn ảnh hưởng đến mục tiêu lâu dài.

Thái Anh

Để giúp nhiều người cân bằng sống đa trải nghiệm và an toàn tài chính, Công ty Bảo hiểm SunLife Việt Nam thường xuyên tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật như Cinephile - thưởng thức và giao lưu phim điện ảnh; Melophile - chương trình biểu diễn nghệ thuật... nhằm khuyến khích người trẻ sống tích cực và giàu trải nghiệm.

Chuỗi hoạt động giúp giới trẻ gia tăng nhận thức về giá trị của việc quản lý tài chính cá nhân khéo léo hơn, nhưng vẫn đảm bảo duy trì các hoạt động khám phá thế giới, sống hết mình.

Bên cạnh đó, đơn vị ra mắt chuỗi nội dung "Tài chính cho mình, lạc quan do mình" trên VnExpress từ ngày 1/7. Tuyến nội dung với đa dạng hình thức thể hiện, cung cấp kiến thức trực quan về tài chính - bảo hiểm cho độc giả.

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Năm 2024 chứng kiến một trào lưu mới của Gen Z, thay vì phô trương giàu sang, giới trẻ ngày càng tự hào chia sẻ những bí quyết tiết kiệm thông minh, từ mẹo quản lý tài chính đến chiến lược chi tiêu hợp lý.
1 tháng trước - Đồng hành cùng chương trình, Boncha góp phần tạo nên làn sóng thưởng thức âm nhạc chất lượng cao và đưa thương hiệu đến gần hơn với người dùng trẻ.
1 tháng trước - Sinh ra vào đúng ngày lễ lớn của đất nước, chàng trai trẻ được ba mẹ đặt cho cái tên khá đặc biệt, Quốc Khánh. Đó là câu chuyện thú vị của Nguyễn Quốc Khánh, quê ở tỉnh Cà Mau, hiện đang là sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.
1 tháng trước - Nhiều người trẻ có tâm lý khi còn trẻ thì cố cày cuốc kiếm tiền rồi ra sức tiết kiệm, đến mức không dám ăn mặc, tiêu xài, thậm chí có bệnh không khám sớm. Đến lúc sức khỏe suy giảm lại đem tiền tiết kiệm đưa… bác sĩ.
1 tuần trước - Chuyện tình yêu với "Hồng Hài Nhi" đang tạo nên làn sóng mới. Độ tuổi không còn là rào cản, yếu tố quan trọng nhất là tính cách và sự hòa hợp. Tìm hiểu thêm về xu hướng này!
Xem tin bài khác
36 phút trước - Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Thị Xuân Thu (30 tuổi), nhân viên Ban Tài chính Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bình Định, rất đam mê luyện tập võ thuật và đã đoạt nhiều thành tích tại các hội thao võ thuật toàn quân…
36 phút trước - Tập 20, nghệ sĩ (NS) Quang Thắng đến chợ Đỏ (Quảng Xương, Thanh Hóa). Chợ còn có tên gọi khác là chợ Đỏ Soto, nằm trong khu du lịch biển Tiên Trang. Tại đây, NS Quang Thắng đã tìm được món ăn chân ái của mình.
37 phút trước - Chiều 18.10, tại Hà Nội diễn ra Tọa đàm tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 25 về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa" và 10 năm thực hiện Kết luận số 80 của Bộ Chính trị...
37 phút trước - Phát huy vai trò tiên phong, sáng tạo, tuổi trẻ tỉnh Quảng Nam đã có nhiều mô hình, giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, tạo động lực phát triển kinh tế...
1 giờ trước - Hà Nội- 7 năm là kỹ sư trưởng một công ty IT Singapore, lương vài nghìn USD, Đinh Thanh Phong vẫn thấy không hạnh phúc nên quyết định nghỉ việc để "chơi" với những đôi giày da.