ttth247.com

Ghép lồng ngực nhân tạo cho bệnh nhân ung thư

Hà NộiSau khi cắt khối u ác tính kích thước gần 12 cm tại vùng trung thất, các bác sĩ tái tạo lồng ngực cho bệnh nhân nữ 55 tuổi bằng vật liệu titan.

Bệnh nhân quê Hà Nam, bị đau tức ngực trái nhiều tuần, đặc biệt tăng lên khi hít thở, gây khó khăn trong sinh hoạt. Khám tại bệnh viện tỉnh, bác sĩ phát hiện khối u lồng ngực, chuyển đến Bệnh viện Vinmec để hội chẩn đa chuyên khoa và lên phương án điều trị.

Kết quả cho thấy, khối u trung thất 11,5 cm, đã xâm lấn phức tạp vào thành ngực trái, xương sườn và một phần xương ức, gây chèn ép nghiêm trọng lên tim, phổi và các cơ quan xung quanh. Trung thất là một phần trung tâm của ngực, bên trong có các cơ quan như tuyến ức, mạch máu lớn, dây thần kinh thực quản đoạn ngực, tim và màng ngoài tim...

"Ca bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, điều trị bằng hóa chất và xạ trị không còn hiệu quả, chỉ có thể giải quyết bằng phẫu thuật cắt rộng u kèm theo xương ức và các xương sườn lân cận", tiến sĩ, bác sĩ Đặng Quang Huy, Phó giám đốc Trung tâm Tim mạch, nói sáng 18/9.

Ngoài việc triệt căn khối u, ca bệnh cũng đặt ra thách thức lớn trong việc tái tạo thành ngực nhằm bảo vệ chức năng tim, phổi sau phẫu thuật. Nếu không được tái tạo đúng cách, nguy cơ suy giảm hô hấp và chấn thương các cơ quan nội tạng sẽ tăng cao đáng kể.

Tại Đông Nam Á, những khuyết hổng lồng ngực lớn sau mổ ung thư thường được che phủ bằng cách sử dụng các vạt da cơ từ các vị trí khác, tạo thành vết sẹo lớn và gây sang chấn tâm lý cho bệnh nhân. Các vật liệu nhân tạo được sử dụng trước đây cũng chỉ mang tính chất che phủ hình thái, không bảo vệ được quả tim và lá phổi bên trong lồng ngực ở đúng vị trí và hoạt động bình thường, chống được các va đập từ bên ngoài.

Để khắc phục nhược điểm này, các trung tâm y khoa lớn của thế giới tạo ra xương ngực và xương sườn nhân tạo bằng công nghệ in 3D và tiến hành cấy ghép cho bệnh nhân, tái tạo lại lồng ngực.

Các bác sĩ tái tạo lồng ngực nhân tạo cho bệnh nhân ung thư bằng titan. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Các bác sĩ tái tạo lồng ngực nhân tạo cho bệnh nhân ung thư bằng titan. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ngày 11/9, nơi này đã mổ tái tạo toàn bộ ngực cho bệnh nhân bằng công nghệ trên. Trước đó, người bệnh được phẫu thuật cắt u trung thất. Hiện, sức khỏe người phụ nữ ổn định.

GS Trần Trung Dũng, chuyên gia về ngành Chấn thương chỉnh hình và Cơ xương khớp, cho biết các báo cáo khoa học ghi nhận trong 10 năm qua, có khoảng 50 ca tạo hình khuyết hổng lồng ngực 3D sử dụng vật liệu hợp kim của titan ở Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Lê Nga

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 ngày trước - Lồng ngực có cấu tạo đặc biệt bởi không phải là một cấu trúc tĩnh mà liên tục chuyển động giãn nở theo nhịp thở và hoạt động của tim, phổi. Tạo hình khuyết hổng lồng ngực 3D sử dụng vật liệu hợp kim titan đã được Bệnh viện đa khoa quốc tế...
1 tháng trước - TP HCM- Thắng, 22 tuổi, có khối u ác tính ở lồng ngực, dính chặt hệ tĩnh mạch xung quanh gây tức ngực, khó phẫu thuật loại bỏ.
3 tuần trước - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM vừa thực hiện thành công ca ghép tim xuyên Việt đầu tiên, giúp đem lại sự sống cho bệnh nhân mắc bệnh tim nặng.
1 tháng trước - Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) đã thực hiện thành công ca ghép tim cho bệnh nhi nữ T.T.D.L. (7 tuổi, Hà Nội) được chẩn đoán suy tim giai đoạn cuối do bệnh lý cơ tim giãn.
1 tháng trước - Chất thải và chất lỏng thừa tích tụ trong máu do chức năng thận giảm có thể gây ngứa, khô da, phù nề chân tay hoặc xuất hiện u cứng màu trắng dưới da.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.