ttth247.com

Giá điện mua cao bán thấp, chuyên gia chỉ rõ bất cập, hiến kế cải cách

Đó là chia sẻ của các chuyên gia kinh tế, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước tại tọa đàm: Giá thành điện - thực trạng và giải pháp, do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 10.10, tại Hà Nội.

Giá điện mua cao bán thấp, chuyên gia chỉ rõ bất cập, hiến kế cải cách- Ảnh 1.

Các chuyên gia tham gia tọa đàm về giá điện

ẢNH: VGP

Không để ngành điện gánh lỗ để bao cấp cho nền kinh tế

Chương trình tọa đàm về giá điện đã nóng ngay từ những câu hỏi đầu tiên khi các chuyên gia tập trung phân tích số liệu vừa được Bộ Công thương công bố, năm 2023 Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ 21.821 tỉ đồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh điện.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), cho rằng theo số liệu kiểm tra liên ngành được công bố, giá thành sản xuất điện là 2.088 đồng/KWh và giá bán bình quân 1.953 đồng/KWh.

Nghĩa là hiện nay, giá thành điện đã cao hơn giá bán điện bình quân là 6,92%, đây là tình trạng mua cao bán thấp. Giá đầu vào thì theo thị trường nhưng đầu ra thì lại không quyết đủ theo các chi phí mà đã tính đúng, tính đủ, hợp lý, hợp lệ trong quá trình sản xuất kinh doanh điện. Đây chính là vấn đề rất bất cập, gây ra rất nhiều hệ lụy cho sản xuất, kinh doanh điện và cho các ngành sử dụng điện và cho cả nền kinh tế.

Giá điện mua cao bán thấp, chuyên gia chỉ rõ bất cập, hiến kế cải cách- Ảnh 2.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa chia sẻ tại tọa đàm

ẢNH: VGP

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng công bố giá thành điện năm 2023 với các nguyên tắc, cách thức tuân thủ đúng các quy định pháp luật nhưng giá bán điện vẫn thấp hơn giá thành sản xuất, giá thành phân phối thì rõ ràng đây là một bất cập.

Phân tích rõ hơn về những bất cập, ông Phan Đức Hiếu cho rằng, đối với điện thì không chỉ nói về giá cả, giá thành mà còn là vấn đề an ninh năng lượng, ổn định trong cung ứng điện.

Nếu giá bán điện thấp hơn giá sản xuất và nhà sản xuất vẫn bán bằng chi phí sản xuất thì thiệt hại dồn lên nhà phân phối, là không công bằng.

Nếu giá điện thấp, không đủ chi phí thì sẽ ảnh hưởng đến nhà sản xuất điện và về lâu dài, không thúc đẩy sản xuất điện, ảnh hưởng đến an ninh, ổn định cung ứng điện. Thực tế vừa qua có thời điểm, nguồn cung điện không ổn định gây thiệt hại chung cho cả nền kinh tế, người dân, doanh nghiệp...

Chưa sử dụng hết các công cụ để điều hành giá điện

Ông Nguyễn Tiến Thỏa nhấn mạnh, số liệu kiểm tra ngành điện rất khách quan, minh bạch và cần phải nhìn thẳng vào sự thật để giải quyết vấn đề của ngành điện.

Bộ Chính trị, Chính phủ đã có chủ trương, chính sách, quy định rất rõ về điều hành giá điện vấn đề là các cơ quan chức năng có quyết tâm thực hiện hay không.

Cụ thể, Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị đã yêu cầu áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng, trong đó có giá điện; xóa bỏ mọi rào cản để bảo đảm cho giá điện minh bạch theo cơ chế thị trường. Chính phủ đã có quy định căn cứ đầu vào thay đổi bao nhiêu trong khoảng 3 tháng thì EVN được phép điều chỉnh giá điện bao nhiêu phần trăm.

Chia sẻ quan điểm về chủ trương điều hành, giải quyết các bất cập, ông Thỏa kiến nghị, phải bám vào các quy định của pháp luật hiện hành, với nguyên tắc tối thượng của điều hành giá điện là phải bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất hợp lý, hợp lệ đã được tính đúng, tính đủ.

"Nếu chúng ta làm được điều này thì không có hệ quả lỗ của ngành điện, không có việc lỗ để bao cấp cho nền kinh tế và thu hút đầu tư để phát triển nguồn lưới điện cũng thuận lợi hơn", ông Thỏa nói.

Giá điện mua cao bán thấp, chuyên gia chỉ rõ bất cập, hiến kế cải cách- Ảnh 3.

TS Hà Đăng Sơn chia sẻ tại tọa đàm

ẢNH: VGP

Cũng theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, kim chỉ nam để giải quyết vấn đề giá điện là phải tuân thủ quyết định của Bộ Chính trị và Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, nguyên tắc xuyên suốt là phải bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, tính đúng, tính đủ, hợp lý, hợp lệ cho ngành điện.

Còn về dài hạn, ông Thỏa cho rằng, cần phải nhanh chóng sửa cơ chế chính sách giá điện trong luật Điện lực. Tới đây, luật Điện lực (sửa đổi) phải quy định nguyên tắc điều hành giá như thế nào, căn cứ nào để điều hành giá điện, quy trình điều hành giá ra sao... phải rất mạch lạc thì mới có thể xử lý được vấn đề về giá điện.

Bày tỏ sự ủng hộ đối với các kiến nghị của ông Thỏa, TS Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh, cho rằng những gì cần làm như sửa luật Điện lực và đưa ra những cơ chế, chính sách mới, Chính phủ đều đã làm. Vấn đề là các cơ quan chức năng vẫn chưa sử dụng các công cụ đã có trong tay thì không nên nghĩ đến những điều mới.

TS Hà Đăng Sơn dẫn chứng câu chuyện điều hành giá xăng dầu có lúc tăng, lúc giảm và giá điện cũng nên như vậy nhưng xu hướng chung là giá điện sẽ tăng lên. "Khi những chi phí đầu vào sản xuất điện ngày càng tăng như tỷ giá thay đổi, chi phí sắt thép xi măng, nhân công... tăng lên thì không thể nào có giá điện rẻ đi được", ông Sơn nói.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tuần trước - Nhiều chuyên gia cho rằng việc duy trì giá điện hiện nay sẽ khiến ngành điện liên tiếp bị thua lỗ, gây hệ lụy lớn trong thu hút đầu tư và đảm bảo an ninh năng lượng.
1 tuần trước - Các chuyên gia cho rằng phải bán điện dưới giá thành sản xuất sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy cho sản xuất, kinh doanh điện. Vì vậy phải cải cách giá điện. Giá xăng điều chỉnh lúc tăng lúc giảm thì giá điện cũng có thể như vậy.
1 tuần trước - "Sắp tới chúng ta thấy rõ thách thức rất lớn đối với xây dựng các nguồn điện mang tính chủ đạo để bảo đảm an ninh năng lượng, như Chính phủ chỉ đạo là không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào. Thế thì nguồn lực trong trường hợp này...
4 ngày trước - Mặc dù các chuyên gia và ngành điện đều khẳng định việc tăng giá bán lẻ điện bình quân lần này chỉ "ảnh hưởng vừa phải" nhưng người dân và doanh nghiệp lại không khỏi lo lắng chi phí tăng, nhất là tình trạng "tát giá theo điện" ngoài thị...
1 tuần trước - Theo các chuyên gia kinh tế, EVN lỗ lớn liên tiếp hai năm qua gây ra những tổn hại lớn cho ngành điện và gây hệ lụy lâu dài cho nền kinh tế.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Bức tranh kết quả kinh doanh quý 3/2024 của nhóm chứng khoán đã được hé lộ tương sối đầy đủ.
1 giờ trước - Các cổ đông sáng lập của công ty đều là những doanh nghiệp trong ngành, trong đó, trong đó nguồn vốn của Nhà nước hiện nay chiếm 31,25 % tổng số vốn điều lệ công ty.
1 giờ trước - BSC cho rằng tăng trưởng lợi nhuận 2025F và định giá ở mức hợp lý sẽ là yếu tố cốt lõi để lựa chọn cổ phiếu.
1 giờ trước - Dòng vốn ngoại liên tiếp bán ròng với cường độ mạnh trên toàn thị trường, giá trị mỗi phiên đều hàng trăm tỷ.
3 giờ trước - Lợi nhuận trước thuế của 19 ‘ông lớn’ nhà nước ước đạt 85.886 tỉ đồng trong 9 tháng đầu năm nay.