ttth247.com

Giải mã chuyển động quân sự mới quanh Biển Đông

Hôm qua (10.8), Reuters dẫn lời Tư lệnh lực lượng vũ trang Philippines Romeo Brawner đưa ra cùng ngày để cực lực lên án "các hành động nguy hiểm và khiêu khích" của không quân Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough.

TẬP TRẬN CĂNG THẲNG

Cụ thể, theo thông cáo trên, 2 máy bay của không quân Trung Quốc đã "thực hiện một động tác nguy hiểm và thả pháo sáng" trên đường bay của một máy bay cánh quạt NC-212i của không quân Philippines. Vụ việc xảy ra khimáy bay Philippines đang thực hiện tuần tra hàng hải định kỳ trên bãi cạn Scarborough vào ngày 10.8. Tư lệnh Romeo Brawner cho rằng hành động của phía Trung Quốc "gây nguy hiểm cho tính mạng của những người bên phía Philippines". Theo Reuters, phía Trung Quốc chưa phản hồi cáo buộc trên.

Giải mã chuyển động quân sự mới quanh Biển Đông- Ảnh 1.

Hình ảnh về cuộc tập trận chung của Mỹ, Philippines, Úc và Canada ở Biển Đông vào ngày 7.8

Hải quân Mỹ

Trong khi đó, tờ Hoàn Cầu thời báo dẫn thông báo từ Chiến khu nam Trung Quốc cho biết lực lượng này ngày 7.8 tổ chức một cuộc tuần tra sẵn sàng tác chiến ở Biển Đông nhằm thể hiện sự phản ứng cuộc tập trận chung của Philippines, Mỹ, Úc và Canada trong khu vực. Tờ báo dẫn lời một số chuyên gia Trung Quốc cho rằng cuộc tuần tra sẵn sàng tác chiến trên nhằm gửi cảnh báo tới các bên liên quan trong khu vực. Cuộc tuần tra vừa nêu cũng diễn ra tại khu vực bãi cạn Scarborough. Theo tờ Hoàn Cầu thời báo, động thái này của Trung Quốc được cho là còn nhằm phản ứng cuộc tập trận chung của Philippines và Nhật Bản diễn ra hồi tuần trước. Đầu tháng 7, Tokyo và Manila đã đạt thỏa thuận quan trọng để tăng cường hợp tác quân sự song phương ở mức độ chưa từng có giữa hai bên.

Tại sao Mỹ tăng cường thực lực tên lửa ?

Tuy nhiên, không chỉ có các cuộc tập trận trên vừa diễn ra ởBiển Đông. Tờ South China Morning Post đưa tin Mỹ và Philippines ngày 9.8 vừa tiến hành cuộc tập trận chung tại một căn cứ ở Philippines có hướng ra Biển Đông. Trong cuộc tập trận này, phía Mỹ đã khai hỏa Hệ thống pháo phản lực cơ động cao M142 (HIMARS) với giả định phòng thủ trong tình huống bao gồm một cuộc xung đột có thể xảy ra ở Biển Đông đe dọa chủ quyền của Philippines.

Giải mã chuyển động quân sự mới quanh Biển Đông- Ảnh 2.

Khai hỏa HIMARS trong cuộc tập trận chung Mỹ - Philippines vào ngày 9.8

Lực lượng Lục quân Philippines

Trả lời Thanh Niên hôm qua (10.8), TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) phân tích: "Mỹ đang triển khai HIMARS và tiến hành các cuộc tập trận chung với Philippines. Cuộc tập trận chung này cho thấy các chiến thuật mới của Mỹ tại khu vực".

Theo TS Nagao, Trung Quốc thời gian qua mở rộng tầm bắn tên lửa nên các căn cứ của Washington ở khu vực gặp rủi ro vì nằm trong tầm tấn công của Bắc Kinh. Vì thế, Washington đã tiến hành một số bước. Trong đó, lực lượng quân đội Mỹ ở khu vực đã tăng cường khả năng cơ động và triển khai các căn cứ luân phiên. Theo chiến thuật như vậy, Mỹ đang tổ chức các cuộc tập trận chung ở nhiều nơi. Đặc biệt là ở Philippines và Nhật Bản, vốn liên quan trực tiếp biển Hoa Đông và Biển Đông. Vào tháng 4 vừa qua, Mỹ triển khai hệ thống tên lửa tầm trung (MRC) tới Philippines lần đầu tiên. Hệ thống này có thể phóng tên lửa hành trình Tomahawk và tên lửa đối không SM-6. Mới nhất, Mỹ đã bắn thử HIMARS khi tập trận cùng Philippines.

"MRC có thể phóng tên lửa tầm xa hơn 1.000 km. Còn HIMARS có thể phóng tên lửa có tầm xa tối đa 300 km. Tuy có tầm bắn khác nhau, nhưng cả hai đều có khả năng chống lại tàu chiến và mục tiêu trên bộ. Cả MRC lẫn HIMARS đều có thể được vận chuyển bằng máy bay vận tải như C-17, nên có thể được triển khai và tái triển khai nhanh chóng. Là một căn cứ triển khai luân phiên, những tên lửa này là phù hợp. Nhờ đó, MRC và HIMARS rất khó bị xác định vị trí, tạo áp lực lớn lên đối thủ", TS Nagao đánh giá.

"Hiện tại, cả lục quân và thủy quân lục chiến Mỹ đều đang thành lập đơn vị tác chiến các loại tên lửa trên. Trong tương lai gần, số lượng các đơn vị như vậy sẽ tăng lên và chúng sẽ là lực lượng chủ lực cùng với tàu hải quân và máy bay ném bom", chuyên gia Nagao dự báo.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Chuyến công du của Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đến Trung Quốc tuy không có nhiều kết quả tích cực, nhưng có ý nghĩa không nhỏ trong việc duy trì kênh đối thoại khi Nhà Trắng sắp đổi chủ.
3 tuần trước - "Chảo lửa" Trung Đông có vẻ như chưa đến nỗi bùng phát quá mức, nguyên nhân được đánh giá là vì sự kiềm chế bởi toan tính hiện tại của các bên liên quan.
1 tuần trước - Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrskyi ngày 5.9 đã giải mã chi tiết chiến lược của quân đội Ukraine trong cuộc tấn công bất ngờ tỉnh Kursk của Nga.
1 tháng trước - Israel đồng ý thỏa thuận ngừng bắn do Mỹ đề xuất; Ukraine "thắng sân khách, thua sân nhà"?; Ông Trump ngừng công kích bà Harris... là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 20-8.
3 tuần trước - Một số người Ukraine đặt câu hỏi tại sao Kiev lại đang dành nhiều nguồn lực tại vùng biên giới Nga, trong lúc quân Nga tiến nhanh về thành phố trọng yếu Pokrovsk ở Donetsk.
Xem tin bài khác
18 phút trước - Mỹ chưa tính rút ngay hệ thống tên lửa tầm trung triển khai tại Philippines và đang thử nghiệm khả năng sử dụng hệ thống này nếu có xung đột ở khu vực.
1 giờ trước - Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen khẳng định ban lãnh đạo cấp cao và nhân dân Cuba rất mong chờ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp nhà nước đến Cuba.
1 giờ trước - Thủ tướng Lebanon kêu gọi Liên Hiệp Quốc cứng rắn với 'chiến tranh công nghệ' của Israel sau vụ nổ máy nhắn tin và bộ đàm làm chết 37 người.
1 giờ trước - Chính quyền Li Băng hôm nay 19.9 đã cấm mang máy bộ đàm và máy nhắn tin lên các chuyến bay từ sân bay ở thủ đô Beirut, theo Hãng tin Quốc gia Li Băng.
2 giờ trước - Chuyến công tác từ ngày 21-9 tới là hoạt động đối ngoại đa phương và làm việc tại Mỹ đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên cương vị mới.