ttth247.com

Giám đốc Ford bị sốc sau khi mổ xẻ và lái thử xe điện Trung Quốc, quyết định tránh đối đầu và chuyển qua học hỏi: ‘Họ vượt quá xa chúng ta’

Giám đốc Ford bị sốc sau khi mổ xẻ và lái thử xe điện Trung Quốc, quyết định tránh đối đầu và chuyển qua học hỏi: ‘Họ vượt quá xa chúng ta’- Ảnh 1.

Tờ Wall Street Journal (WSJ) cho hay Giám đốc điều hành (CEO) Jim Farley và Giám đốc tài chính (CFO) John Lawler của hãng xe Ford đã bị sốc sau khi thăm một nhà máy xe điện của Trung Quốc vào năm 2023.

Cụ thể khi cả 2 đến thăm và lái thử xe điện tại nhà máy của Changan Automobile, vốn là một hãng xe điện có hợp tác thời gian dài với Forc, vào đầu năm ngoái, cả 2 đã bị bất ngờ với hiệu năng vận hành trơn tru cũng như khả năng giảm tiếng ồn của sản phẩm.

"Jim này, đây là điều chưa từng diễn ra trước đây. Họ đang vượt quá xa chúng ta", CFO Lawler than thở với CEO Farley ngay sau cuộc lái thử.

Thế rồi sau chuyến thăm nhà máy lại một lần nữa vào tháng 5/2024, CEO Farley của Ford đã một lần nữa xác nhận nỗi sợ của mình với Hội đồng quản trị.

"John này, đây là một mối đe dọa đang hiện hữu", CEO Farley nói với Cựu giám đốc John Thornton của Goldman Sachs và đang nằm trong Hội đồng quản trị của Ford.

Giám đốc Ford bị sốc sau khi mổ xẻ và lái thử xe điện Trung Quốc, quyết định tránh đối đầu và chuyển qua học hỏi: ‘Họ vượt quá xa chúng ta’- Ảnh 2.

CEO Jim Farley

Lịch sử lặp lại

"Tôi đã từng chứng kiến tình cảnh tương tự thế này", CEO Farley nói khi liên tục nhắc nhở ban giám đốc về câu chuyện Toyota cùng ngành xe hơi Nhật Bản đã cướp thị phần ô tô của Mỹ vào thập niên 1980-1990 như thế nào.

Đó là chưa kể thành công của Hyundai và Kia của Hàn Quốc chỉ cách đây 10 năm, và điều tương tự lại đang diễn ra với xe điện Trung Quốc.

Theo ông Farley, các hãng xe điện Trung Quốc đang phát triển với tốc độ ánh sáng khi sử dụng hàng loạt công nghệ mới chưa từng được thử nghiệm tại Mỹ vào sản phẩm. Ví dụ như trí thông minh nhân tạo (AI) đang được thử nghiệm khá dè chừng ở Mỹ thì tại Trung Quốc, những thành quả của công nghệ này đang được áp dụng rộng rãi cho xe điện.

Thế rồi giá thành rẻ, thiết kế đẹp, chất lượng ổn định của xe điện Trung Quốc khiến CEO Farley phải thừa nhận rằng Tesla đã không còn là động lực chính để ngành xe hơi Phương Tây chuyển đổi nữa mà là đối thủ ở bên kia Thái Bình Dương.

Trong nhiều năm, cái tên Tesla là thương hiệu khiến các hãng ô tô Phương Tây, Hàn Quốc và Nhật Bản phải dè chừng thì giờ đây, những cái tên như BYD mới là đối thủ khiến họ phải run sợ.

Sự lo lắng của CEO Farley được thể hiện rõ khi ông chuyển một vài mẫu xe điện Trung Quốc đến trụ sở Michigan để ban giám đốc và nhân viên có thể trực tiếp trải nghiệm và cảm nhận mối đe dọa này.

Theo WSJ, mỗi khi nghỉ giải lao, các thành viên ban giám đốc lại thử nghiệm những mẫu xe này.

Tờ Business Insider (BI) thì cho hay sự ngạc nhiên của ông Farley là điều dễ hiểu khi xe điện Trung Quốc đang thống trị toàn cầu. Sản phẩm giá rẻ, chất lượng và thiết kế tốt của xe điện Trung Quốc đang chiếm lĩnh nhiều thị trường đang phát triển như Brazil, Mexico hay Đông Nam Á.

Số liệu của ABI Research cho thấy các thương hiệu Trung Quốc đang chiếm lĩnh đến 88% thị phần xe điện ở Brazil và 70% tại Thái Lan trong quý I/2024. Tại Châu Âu, xe điện Trung Quốc chiếm 1/5 tổng doanh số ô tô điện mới bán ra.

Sự bành trướng của xe điện Trung Quốc mạnh đến mức chính phủ Mỹ phải ban bố hàng rào thuế quan để bảo hộ ngành ô tô nước nhà. Phía Châu Âu cũng theo sát chỉ 1 tháng sau đó với cuộc điều tra với ngành xe điện Trung Quốc.

Giám đốc Ford bị sốc sau khi mổ xẻ và lái thử xe điện Trung Quốc, quyết định tránh đối đầu và chuyển qua học hỏi: ‘Họ vượt quá xa chúng ta’- Ảnh 3.

Suy cho cùng, Ford cũng chẳng phải hãng xe duy nhất trên thế giới bị sốc trước ngành xe điện Trung Quốc. Ngay cả Tesla, thương hiệu đi đầu trong mảng này của Phương Tây cũng chịu áp lực rất lớn.

Cuối năm 2023, hãng xe điện lớn nhất của Trung Quốc là BYD từng soán ngôi Tesla để trở thành nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới.

Trong báo cáo kết quả kinh doanh vào tháng 1/2024, đích thân CEO Elon Musk phải thừa nhận các hãng xe Trung Quốc là đối thủ chính của Tesla và gọi họ là "những hãng xe hơi cạnh tranh nhất trên thế giới".

"Nếu không có rào cản thuế quan thì các hãng xe Trung Quốc sẽ đè bẹp những đối thủ khác trên thế giới", Elon Musk nói.

Quay trở lại với những mẫu xe mà CEO Farley mang về tại trụ sở Ford, một trong số đó là chiếc xe điện đầu tiên của hãng điện thoại Xiaomi, được thiết kế mô phỏng theo Porsche có giá 30.000-40.000 USD.

Sản phẩm này có bộ phận khuếch tán hương thơm trong xe và hệ thống thông tin giải trí kết nối với thiết bị trong nhà khi xe đến gần, ví dụ như bật đèn tự động hay máy điều hòa khi ô tô về gần đến nhà.

Một sản phẩm khác đến từ nhà Li Auto có giá 77.000 USD thì có máy sưởi cho chỗ để tay và để chân, cùng màn hình đa phương tiện được điều khiển bằng cử chỉ tay.

Các chuyên gia của Ford đánh giá những thiết kế này tương tự như một chuyến du lịch hàng không hạng thương gia hoặc như một rạp hát tại gia chứa trong một chiếc xe điện vậy.

300 triệu đồng

Trong hàng thập niên, Ford và các hãng xe Phương Tây không coi ngành ô tô Trung Quốc là hiểm họa khi thị trường này mới chỉ mở cửa vào thập niên 1980, chủ yếu thông qua các công ty liên doanh với thương hiệu nước ngoài.

Những nhà máy xe hơi địa phương chỉ làm gia công, hợp đồng để giúp các thương hiệu quốc tế lách luật và bán được cho người Trung Quốc. Thế nhưng chính quyền Bắc Kinh đã đi tắt đón đầu bằng xe điện.

Sau nhiều năm đầu tư với hàng trăm startup, cuối cùng thành quả của ngành xe điện Trung Quốc cũng bùng nổ.

Giám đốc Ford bị sốc sau khi mổ xẻ và lái thử xe điện Trung Quốc, quyết định tránh đối đầu và chuyển qua học hỏi: ‘Họ vượt quá xa chúng ta’- Ảnh 4.

Ví dụ điển hình nhất là BYD đã bán được hơn 3 triệu xe điện và xe Hybrid năm 2023, cao gần gấp 7 lần so với năm 2019.

Chiếc xe rẻ nhất của hãng là Seagull chỉ có giá 10.000 USD, tương đương gần 300 triệu đồng, nhưng đầy đủ những tính năng hiện đại nhất như thiết kế nội thất thời trang, màn hình cảm ứng xoay như iPad và phạm vi hoạt động lên đến gần 500km.

Mức giá này rẻ chỉ bằng 1/3 so với những dòng xe điện tương đương của các hãng nổi tiếng.

Tờ WSJ cho hay sau khi chứng kiến các kỹ sư mổ xẻ một chiếc xe điện BYD để tìm hiểu về kỹ thuật bên trong, CEO Farley đã thực sự bị kinh ngạc bởi chất lượng cũng như các tính năng công nghệ cao mà sản phẩm này có thể mang lại.

Chính điều này đã thuyết phục Farley tập trung vào mảng xe điện thương mại thay vì xe cỡ nhỏ cho cá nhân tại Trung Quốc. Nói đơn giản là Ford thay vì đối đầu thì chuyển hướng vay mượn thành công, học hỏi kỹ thuật để tiếp cận thị trường ngách.

Trên thị trường quốc tế, Ford mới có đủ tự tin vay mượn công nghệ Trung Quốc để hướng đến dòng xe điện cỡ nhỏ cho cá nhân, qua đó cạnh tranh trên thị trường xe điện.

Hiện Ford ước tính sẽ lỗ 5 tỷ USD trong mảng xe điện mà một nửa là do chi phí vận hành các dự án. Tuy nhiên CEO Farley vẫn kiên trì vì ông hiểu rằng một cuộc cách mạng mới đang diễn ra và Ford không thể ngồi im chờ đợi.

*Nguồn: BI, WSJ

Source: cafebiz.vn

Các bài tương tự
6 ngày trước - Tác giả Napoleon Hill của cuốn sách "Nghĩ giàu và làm giàu" (Think and Grow Rich) có lẽ chẳng còn xa lạ gì với nhiều người đọc của dòng sách "Self...
1 tháng trước - Dù Apple từ bỏ dự án xe điện nhưng còn vô số khách hàng khác muốn tiếp cận khả năng sản xuất hợp đồng ô tô điện giá rẻ của Trung Quốc. Đó là chưa kể doanh số iPhone đang giảm tốc và Foxconn cần tìm kiếm đường lui.
1 tháng trước - Hãng xe và người tiêu dùng cùng rơi vào cảnh “dở khóc dở cười” khi xe phải đạt tiêu chuẩn khí thải mức 5 nhưng chưa bắt buộc bán nhiên liệu tương ứng.
2 tuần trước - Các hãng sản xuất ô tô nước ngoài vốn đã thống trị thị trường ô tô Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. Thế nhưng, kỷ nguyên vàng son đó giờ đây đang đi...
1 tuần trước - Xếp bao cát ngăn nước, di chuyển xe đến khu vực an toàn và gia cố nẹp kính hút chân không,... là các giải pháp ứng phó, đề phòng của một số showroom (đại lý) ô tô ở Hà Nội trước tình hình mưa dông kéo dài, ngập các tuyến đường.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Lãi suất giảm sẽ tác động như thế nào đến hàng nghìn tỷ USD trong các chứng chỉ tiền gửi và tài khoản tiết kiệm lợi suất cao?
3 giờ trước - Nhìn rộng hơn từ đầu năm, thị giá CTP đã “leo dốc” tới 722% chỉ sau chưa đầy 9 tháng, vốn hóa theo đó đạt khoảng 448 tỷ đồng.
3 giờ trước - Vốn hóa thị trường của doanh nghiệp này vừa tăng vọt lên xấp xỉ 10.000 tỷ đồng, mức kỷ lục kể từ khi niêm yết năm 2006.
3 giờ trước - BVSC đánh giá Việt Nam đã tiến gần hơn đến việc đáp ứng 2 tiêu chí trên của FTSE, kỳ vọng được xem xét nâng hạng sớm nhất vào tháng 3/2025.
3 giờ trước - Hoạt động gia tăng quy mô siêu thị thuộc Thế giới Di động (MWG) được đẩy mạnh sau những tín hiệu khởi sắc về doanh thu và cả lợi nhuận.