ttth247.com

Giám sát và vụ án ở Nhà xuất bản Giáo Dục

Vụ án này gây bức xúc vì liên quan đến hàng triệu gia đình, đến hàng triệu học sinh, vì một lĩnh vực được giám sát, soi rất kỹ từ các cơ quan chức năng nhưng rồi vẫn có đi đêm, vẫn ưu ái, vẫn hối lộ...!

Theo quy định tại Luật Đấu thầu, Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam không bắt buộc phải thực hiện theo Luật Đấu thầu mà có thể thực hiện theo quyết định ban hành riêng về mua sắm hàng hóa, dịch vụ đảm bảo liên tục cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhưng trước năm 2018, Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, không ban hành quyết định riêng, vẫn thực hiện theo luật và lựa chọn áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn để tổ chức lựa chọn nhà thầu cho bảy gói thầu, với trị giá mỗi gói thầu trên 1 tỉ đồng. Việc này vi phạm quy định pháp luật. Từ năm 2018, đơn vị này mới thực hiện theo quyết định ban hành riêng.

Cái sai nằm ở giai đoạn trước 2017, còn hành vi hối lộ, nhận hối lộ vẫn diễn ra ở hai giai đoạn. Trước hết phải khẳng định việc đưa nhận hối lộ không phải do tác động bởi việc lựa chọn hình thức nào trong lựa chọn nhà thầu.

Nhưng có những vướng mắc trong quy trình lựa chọn nhà thầu của quy trình xuất bản sách giáo khoa hiện nay đang chưa được giải quyết và trở thành cái cớ cho hành vi sai phạm mặc nhiên tồn tại.

Với các quy định ràng buộc trong lựa chọn nhà thầu, đơn vị xuất bản cần có số lượng in ấn, đi kèm là kế hoạch xuất bản, rồi mới tiến hành mở thầu.

Nhưng việc phê duyệt, lựa chọn sách giáo khoa trong giai đoạn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới bị kéo dài dẫn tới thời gian để triển khai các bước chọn nhà thầu bị rút ngắn.

Năm nào cũng có nguy cơ chậm cung cấp sách giáo khoa cho học sinh. Bất cập này là lý do cho đơn vị xuất bản "đi đêm", "đi tắt" với nhà cung cấp giấy in dưới "bình phong" đảm bảo có kịp sách giáo khoa cho học sinh.

Một "cơ chế đặc biệt" để có thể mua sắm vật tư in sách giáo khoa vì mục tiêu là kịp có sách cho trẻ khi khai giảng là rất cần. Nhưng cùng với đó cũng cần công tác quản lý đặc biệt để không bị lạm dụng.

Thế nhưng, khi vướng mắc chưa được giải quyết, tình trạng "đi đêm", "đi tắt" mặc nhiên tồn tại, vai trò của Bộ GD-ĐT lại mờ nhạt, thiếu các quy định cụ thể về kiểm soát hoạt động đấu thầu, mua sắm thường xuyên.

Đây là kẽ hở để các cá nhân điều hành đơn vị trực thuộc làm sai trong khi những vướng mắc liên quan tới quy trình nhằm đảm bảo tiến độ cung ứng sách giáo khoa cũng chưa được tháo gỡ.

Trong vấn đề xuất bản sách giáo khoa, ngoài quản lý, còn cần nói đến vai trò giám sát. Cần nhắc lại, từ năm 2017, vấn đề sách giáo khoa luôn là điểm nóng. Nóng trên nghị trường Quốc hội, trong nhiều diễn đàn, cuộc họp...

Hàng loạt vấn đề đã được nêu ra như giá sách mới gấp 3 - 4 lần sách cũ, sai sót nội dung, chậm trễ phát hành...

Trong đó, theo giải trình về giá sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo Dục, giá giấy in chiếm 30 - 40% cơ cấu giá bán sách giáo khoa. Việc không minh bạch trong quy trình chọn nhà cung cấp giấy in có tác động đến giá sách.

Thế nhưng qua giám sát chưa thấy hết được kẽ hở, hay nguy cơ. Hằng năm, Bộ GD-ĐT yêu cầu các đơn vị xuất bản sách giáo khoa phải bằng mọi nỗ lực, cung ứng đủ sách cho học sinh trước năm học mới. Nhưng đồng thời với chỉ đạo đó, bộ đã căng hết mình rào chắn không để tình trạng lạm dụng "nhiệm vụ đặc biệt" cho động cơ tiêu cực hay chưa?

Hơn nữa, giám sát cũng là để góp phần ngăn chặn sai phạm từ xa. Phải chăng hoạt động giám sát đó vẫn chưa đủ sức đánh động để nhà quản lý, ở đây là Bộ GD-ĐT, phải làm hết chức trách, trách nhiệm, ngày đêm "vắt óc" tìm, phát hiện ra những lỗ hổng trong cơ chế để bịt lại.

Việc "soi", giám sát cũng chưa đủ sức răn đe để các đơn vị, cá nhân liên quan trong lĩnh vực được giám sát - ở đây là Nhà xuất bản Giáo Dục, doanh nghiệp cung cấp giấy... - không dám làm sai. Rằng, nếu họ giám sát chặt chẽ như thế, mình không ngay thẳng, thế nào cũng có ngày bị lộ...

Vì vậy, từ vụ án này, bài học rút ra là phải làm gì đó để ngăn những vụ việc gây bức xúc như ở Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, đó là tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong mọi lĩnh vực.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Dọn dẹp tạm ổn để học sinh đi học trở lại, các trường vùng bão lũ lại có trăm nghìn mối lo để tái thiết trường học.
3 tuần trước - Cựu chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Nguyễn Đức Thái bị cáo buộc nhận hối lộ định kỳ hằng năm ngay tại phòng làm việc với tổng số 24,9 tỉ đồng.
1 tuần trước - Nhà ăn A15 ĐH Bách khoa Hà Nội đã bị đóng cửa sau sự cố tân sinh viên phản ánh ăn 'cơm thừa canh cặn' và 'dị vật'.
3 tuần trước - Một phụ huynh phản ánh tới Báo Thanh Niên về vụ việc cháu của anh - bé trai 2 tuổi tử vong chưa rõ nguyên nhân sau giờ ăn trưa ở trường mầm non tại TP.HCM.
1 tuần trước - Lê Văn Vũ từng ham chơi điện tử nên bỏ dở Đại học Bách khoa Hà Nội, làm công nhân, trước khi tốt nghiệp thủ khoa Đại học Giao thông vận tải ở tuổi 28.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - “Hôm nay, con gái đã nhận được quà từ cô chủ nhiệm. Món quà tự tay cô chuẩn bị cho hơn 20 bạn nữ nhân ngày 20-10“.
4 giờ trước - Đề tham khảo Toán thêm phần trả lời ngắn, học sinh khó đoán bừa, trong khi đề Văn với ngữ liệu ngoài sách giáo khoa sẽ tránh học tủ, để giành điểm 8-9 trở lên không dễ, theo các giáo viên.
6 giờ trước - Sau khi Bộ GD-ĐT công bố đề tham khảo các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 trong đó có ngữ văn, một số học sinh cuối cấp nói nội dung phù hợp với kiến thức đã học trên lớp nhưng sẽ thử thách để đạt điểm cao.
6 giờ trước - Một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa 17 là thông qua nghị quyết hỗ trợ học phí năm học 2024 - 2025 cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học sinh chương trình GDTX cấp THPT.
7 giờ trước - Từng đứng trước nguy cơ phải nghỉ học để đi làm phụ giúp gia đình, sinh viên Nguyễn Thị Thương giờ đây đang chuẩn bị tốt nghiệp, bước vào hành trình mới. Để đến được chặng đường hôm nay, một phần nhờ có sự đồng hành của Chương trình học...