ttth247.com

Giáo sư Singapore: Thay đổi thi để học sinh không áp lực tìm 'đáp án duy nhất'

Hôm 15.10, tại sự kiện The Makeover 2024 - Foster Green Dynamics diễn ra tại TP.HCM có phần thảo luận với sự hiện diện của giáo sư Roy Chua, Đại học Quản lý Singapore và bà Ziena Jalil, thành viên Hội đồng quản trị Cơ quan Giáo dục New Zealand.

Giáo sư Singapore: Thay đổi thi để học sinh không áp lực tìm 'đáp án duy nhất'- Ảnh 1.

Bà Ziena Jalil (giữa) có buổi thảo luận về tư duy người trẻ cùng ông Trần Quốc Khánh (trái), Giám đốc điều hành Vietsuccess và bà Trần Tuệ Tri, nguyên Phó chủ tịch thương hiệu toàn cầu của Unilever

ẢNH: TALENTNET

Vì sao giáo sư khuyên nên "tư duy bên ngoài chiếc hộp"?

Giáo sư Roy Chua nhận định hệ thống giáo dục ở châu Á vẫn đặt nặng việc tìm kiếm một đáp án trong các vấn đề, điều này làm hạn chế khả năng sáng tạo của học sinh. Theo ông, cần khuyến khích học sinh suy nghĩ đa chiều để phát triển tư duy sáng tạo và đổi mới. “Văn hóa châu Á với truyền thống tôn sư trọng đạo khiến học sinh chỉ tiếp nhận kiến thức mà không dám phản biện thầy cô, dẫn đến việc các em suy nghĩ theo khuôn khổ. Do đó, giáo dục cần đổi mới, khuyến khích học sinh tập cách ‘tư duy bên ngoài chiếc hộp’ (think outside the box)”, ông Roy Chua nhấn mạnh.

"Ở Singapore, chúng tôi đang cải cách hệ thống thi cử. Khi không còn áp lực tìm kiếm 'đáp án duy nhất' học sinh sẽ học cách đón nhận sự đa dạng trong tư duy. Tôi luôn nói với sinh viên rằng có rất nhiều câu trả lời đúng và sai trong cuộc sống, và câu trả lời nào cũng đem đến những bài học ý nghĩa", theo giáo sư Roy Chua.

Giáo sư Singapore: Thay đổi thi để học sinh không áp lực tìm 'đáp án duy nhất'- Ảnh 2.

Giáo sư Roy Chua mang đến câu chuyện về việc khai phá sự sáng tạo của châu Á trong thế kỷ 21

ẢNH: UYÊN PHƯƠNG LÊ

Bình luận về việc tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào học tập, ông Roy Chua cho biết giáo dục Singapore hiện đã thiết kế các bài tập và kỳ thi tập trung vào việc đánh giá khả năng ứng dụng và sáng tạo của học sinh, thay vì chỉ kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức. “Con người rất lo lắng về việc ngày nào đó AI sẽ thay thế chúng ta. Vì vậy, cần dạy cho học sinh cách điều khiển và làm chủ AI”, ông Roy Chua khẳng định.

"AI rất giỏi trong việc phân tích dữ liệu để tìm ra khuôn mẫu, nhưng chưa thể sáng tạo, vì sáng tạo là thoát khỏi các khuôn mẫu sẵn có. Để giữ vững lợi thế trước AI, con người cần biết cách sử dụng AI hiệu quả và phát triển tư duy sáng tạo, luôn sẵn sàng thử nghiệm những điều mới mẻ", giáo sư nhận xét.

Văn hóa châu Á với truyền thống tôn sư trọng đạo khiến học sinh chỉ tiếp nhận kiến thức mà không dám phản biện thầy cô, dẫn đến việc các em suy nghĩ theo khuôn khổ. Do đó, giáo dục cần đổi mới, khuyến khích học sinh tập cách ‘tư duy bên ngoài chiếc hộp’ (think outside the box)

Giáo sư Roy Chua, Đại học Quản lý Singapore

Học cách đón nhận những điều không chắc chắn

Là nữ lãnh đạo trẻ tiêu biểu của New Zealand, bà Ziena Jalil chia sẻ vai trò của lãnh đạo toàn cầu là truyền cảm hứng và tạo ra những ảnh hưởng tích cực cho thế giới, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang đối mặt với những thách thức như chiến tranh, dịch bệnh, biến đổi khí hậu...

Ziena Jalil cho biết, để rèn luyện tư duy lãnh đạo toàn cầu, cần tập trung vào 3 kỹ năng then chốt: tầm nhìn cùng khả năng tạo ảnh hưởng, sự tôn trọng văn hóa và một kỹ năng thường bị đánh giá thấp nhưng cực kỳ quan trọng là sự tò mò, học hỏi.

“Chúng ta quen với việc tìm kiếm một đáp án duy nhất và coi sự bất định là nguy cơ. Tuy nhiên, thay vì né tránh, hãy học cách đón nhận những điều không chắc chắn. Theo CEO của Microsoft, Satya Nadella, các nhà lãnh đạo cần chuyển từ tư duy ‘biết tất cả’ sang tư duy ‘học hỏi’. Thay vì cố gắng tự giải quyết mọi vấn đề, hãy tận dụng mạng lưới kết nối và tìm đến những góc nhìn mới mẻ”, nữ diễn giả chia sẻ.

Giáo sư Singapore: Thay đổi thi để học sinh không áp lực tìm 'đáp án duy nhất'- Ảnh 3.

Diễn giả Ziena Jalil trong tà áo dài tím, tôn trọng văn hóa Việt Nam

ẢNH: TALENTNET

Ngoài ra, bà Jalil cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng văn hóa. “Tại New Zealand, chúng tôi hướng tới nền giáo dục toàn diện cho học sinh. Bên cạnh các kiến thức cơ bản như đọc viết, toán học và khoa học, việc học hiểu về văn hóa rất cần thiết. Từ nhỏ, học sinh được khuyến khích làm việc nhóm, học cách lắng nghe và tôn trọng những quan điểm, văn hóa khác biệt. Từ đó, các em rèn luyện kỹ năng giao tiếp, đàm phán và làm việc trong môi trường đa văn hóa, tạo nền tảng vững chắc để trở thành những nhà lãnh đạo toàn cầu”, nữ cố vấn thông tin.

The Makeover 2024 - Foster Green Dynamics là sự kiện về đổi mới sáng tạo trong chiến lược quản trị doanh nghiệp do Talentnet - Công ty cổ phần Kết nối nhân tài tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 20 diễn giả quốc tế và thu hút hơn 1.200 lãnh đạo doanh nghiệp và nhân sự cấp cao tham dự.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
2 ngày trước - Trong bối cảnh các nước ngày càng phát triển nền giáo dục quốc tế, chủ yếu ở bậc ĐH, VN được cho là có tiềm lực và cơ hội để thu hút thêm nhiều sinh viên quốc tế nói riêng, các hoạt động giáo dục xuyên quốc gia nói chung.
1 tháng trước - Với bằng tốt nghiệp THPT VN, học sinh được nhiều trường ĐH nước ngoài xét tuyển thẳng và có cơ hội nhận học bổng lên đến toàn phần, điều 'không tưởng' nếu so với các thập niên trước.
1 tháng trước - Theo các chuyên gia giáo dục từng đạt 9.0 IELTS, thí sinh cần có phương pháp ôn luyện tương ứng với thang điểm mình nhắm tới, kết nối và lặp lại nội dung học tập, chuẩn bị trước tâm lý, từ đó đạt kết quả tốt nhất.
1 tuần trước - Từ sinh viên Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Kim Phụng, 34 tuổi, trải qua gần 10 năm học tập và nghiên cứu ở Mỹ, trước khi trở thành giảng viên Đại học bang New York -Albany.
1 ngày trước - Theo các chuyên gia, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mang lại nhiều lợi ích cho học sinh lẫn giáo viên, như đưa ra lộ trình học tập cá nhân hóa khác xa hình thức truyền thống.
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Đề tham khảo Toán thêm phần trả lời ngắn, học sinh khó đoán bừa, trong khi đề Văn với ngữ liệu ngoài sách giáo khoa sẽ tránh học tủ, để giành điểm 8-9 trở lên không dễ, theo các giáo viên.
4 giờ trước - Sau khi Bộ GD-ĐT công bố đề tham khảo các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 trong đó có ngữ văn, một số học sinh cuối cấp nói nội dung phù hợp với kiến thức đã học trên lớp nhưng sẽ thử thách để đạt điểm cao.
4 giờ trước - Một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa 17 là thông qua nghị quyết hỗ trợ học phí năm học 2024 - 2025 cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học sinh chương trình GDTX cấp THPT.
5 giờ trước - Từng đứng trước nguy cơ phải nghỉ học để đi làm phụ giúp gia đình, sinh viên Nguyễn Thị Thương giờ đây đang chuẩn bị tốt nghiệp, bước vào hành trình mới. Để đến được chặng đường hôm nay, một phần nhờ có sự đồng hành của Chương trình học...
5 giờ trước - Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh chụp tin nhắn của giáo viên gửi trong nhóm phụ huynh với nội dung từ chối nhận quà ngày 20/10 và 20/11.