ttth247.com

Hà Nội ghi nhận 10 người có nguy cơ nhiễm bệnh từ 3 con chó dại

6 ổ dịch bệnh dại tại H.Sóc Sơn

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP.Hà Nội, từ ngày 26.7 - 2.8, toàn thành phố ghi nhận 171 ca mắc sốt xuất huyếttại 23 quận, huyện. Từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.579 ca.

Hà Nội ghi nhận 10 người có nguy cơ nhiễm bệnh từ 3 con chó dại- Ảnh 1.

Tiêm phòng dại cho chó, mèo để ngăn ngừa dịch bệnh dại trên vật và ngăn nguy cơ lây sang người

SYTHN

Các xã, phường ghi nhận nhiều bệnh nhân mắc sốt xuất huyết như: các xã Phương Đình, Đồng Tháp, Tân Hội thuộc H.Đan Phượng; P.Dương Nội, Q.Hà Đông; xã Hữu Bằng, H.Thạch Thất; xã Hiệp Thuận, H.Phúc Thọ.

Trong tuần cũng ghi nhận 8 ổ dịch sốt xuất huyết tại các huyện Đan Phượng, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai và Q.Bắc Từ Liêm (giảm 2 ổ dịch so với tuần trước). Từ đầu năm đến nay, ghi nhận 57 ổ dịch, còn 20 ổ dịch đang hoạt động.

Đáng lưu ý, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội nhận định, tình hình bệnh dại đang có diễn biến phức tạp trên động vật. Từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố ghi nhận 6 ổ dịch bệnh dại trên đàn chó, đều tại H.Sóc Sơn, gồm các xã: Minh Trí, Hồng Kỳ, Đức Hòa, Minh Phú, Hiền Ninh, Thanh Xuân.

Trong các ổ dịch trên, riêng từ 25 - 30.7, H.Sóc Sơn ghi nhận 3 ổ dịch dại, liên quan 3 xã Minh Phú, Hiền Ninh và Thanh Xuân (10 người phơi nhiễm với 3 con chó dại). Các trường hợp này đã được xử trí vết thương, tư vấn tiêm chủng vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại theo đúng quy định, tiếp tục theo dõi sức khỏe.

Đội cơ động chống dịch

Theo Sở Y tế Hà Nội, CDC Hà Nội đã cử đội chống dịch cơ động phối hợp với đơn vị liên quan giám sát công tác điều tra, xử lý ổ dịch sốt xuất huyết tại 5 địa điểm, gồm: thôn 5, xã Liên Hiệp, H.Phúc Thọ; thôn 7 và 8, xã Trung Châu, H.Đan Phượng; thôn Ích Vịnh, xã Phương Đình, H.Đan Phượng; tiểu khu Đại Kim, TT.Phú Xuyên, H.Phú Xuyên; ngõ 80 Nhân Hòa, P.Nhân Chính, Q.Thanh Xuân.

Y tế Hà Nội tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống một số dịch bệnh mùa hè như: tay chân miệng, ho gà, thủy đậu, sởi, rubella… và các dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người như dại, liên cầu lợn… Khuyến cáo người dân chủ động cho trẻ đi tiêm chủng phòng bệnh đúng lịch theo khuyến cáo của ngành y tế.

Hà Nội thực hiện giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng và các cơ sở khám, chữa bệnh được phân cấp nhằm nắm bắt tình hình dịch bệnh, tổ chức điều tra, xử lý kịp thời ca bệnh, ổ dịch.

Tổ chức điều tra, xử lý triệt để ca bệnh, ổ dịch được ghi nhận trong tuần, không để ổ dịch bùng phát rộng; tăng cường công tác kiểm dịch y tế tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài nhằm phát hiện sớm ca mắc, nghi mắc bệnh truyền nhiễm để áp dụng biện pháp phòng, chống dịch kịp thời.

Đồng thời. chủ động giám sát chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại các khu vực xuất hiện ca bệnh,ổ dịch, khu vực nguy cơ cao, từ đó triển khai hoạt động đáp ứng phù hợp, kịp thời.

Giám sát khu vực ổ dịch sốt xuất huyết đang hoạt động, khu vực nguy cơ tại xã Thượng Mỗ, H.Đan Phượng; P.Phú Lương, Q.Hà Đông; xã Hữu Bằng, H.Thạch Thất; xã Văn Tự, H.Thường Tín; P.Ô Chợ Dừa, Q.Đống Đa.

Từ 26.7 - 2.8, Hà Nội ghi nhận 40 ca mắc tay chân miệng (tăng 12 ca so với tuần trước đó), nâng tổng số ca mắc từ đầu năm đến nay lên 1.749 ca; ghi nhận 2 ổ dịch tay chân miệng tại xã Nam Hồng, H.Đông Anh và P.Trần Phú, Q.Hoàng Mai. Hiện còn 2 ổ dịch hoạt động trong số 41 ổ dịch đã ghi nhận trong hơn 7 tháng đầu năm nay.

Ngoài ra, có 10 ca mắc ho gà (tăng 3 ca so với tuần trước). Từ đầu năm đến nay, đã có 210 ca mắc ho gà tại 29 quận, huyện, thị xã. Các ca bệnh xuất hiện rải rác, chủ yếu ở trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng vắc xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

CDC Hà Nội đã giám sát công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh tại 7 xã thuộc 3 huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Mỹ Đức bị ngập lụt. Các hộ gia đình khu vực ngập lụt thực hiện vệ sinh môi trường thường xuyên đường làng ngõ xóm, nước rút đến đâu vệ sinh tới đó, rác thải được thu gom và vận chuyển công cộng trong tuần.

Các địa phương đã tổ chức 27 chiến dịch vệ sinh môi trường, kiểm tra phòng, chống dịch tại 102.111 hộ gia đình và 777 khu vực khác như trường học, công cộng…; xử lý 12.190 dụng cụ chứa nước có bọ gậy.

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Ho gà lây qua nụ hôn hoặc khi trẻ sơ sinh tiếp xúc với đồ vật có dịch tiết đường hô hấp chứa mầm bệnh, phòng ngừa nhờ tiêm chủng.
1 tháng trước - Sóc Sơn, Hà Nội đang là điểm nóng của bệnh dại khi có nhiều người bị chó cắn và phơi nhiễm với bệnh dại.
1 tháng trước - Thai phụ cần giữ vệ sinh cá nhân, chủng ngừa trước khi sinh để tránh nguy cơ mắc bạch hầu, bảo vệ em bé những tháng đầu đời.
1 tháng trước - Trong 3 ca mắc bạch hầu tại H.Mường Lát (Thanh Hóa) có bệnh nhân nữ 17 tuổi mang thai 8 tháng.
1 tháng trước - TP HCM- Mong muốn có thêm con ở tuổi ngoài 40, chị Ngân trữ trứng để thụ tinh ống nghiệm, không may bị quá kích và vỡ buồng trứng.
Xem tin bài khác
3 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
4 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
4 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.
4 giờ trước - Nếu cơ thể bị sốt thì cơn sốt thường sẽ hết trong vòng 24 đến 48 giờ. Phần lớn là những cơn sốt nhẹ. Nếu cơn sốt này kéo dài vài ngày không khỏi thì rất có thể nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc bệnh tiềm ẩn nào đó.
4 giờ trước - Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn. Trên thực tế, nhu cầu giấc ngủ của người lớn tuổi không thay đổi so với khi còn trẻ.