ttth247.com

Hà Nội lập điểm hỗ trợ lương thực cho người dân vùng ngập

Ngày 12/9, chính quyền và các đơn vị của phường Phúc Xá, quận Ba Đình, mở điểm phát lương thực miễn phí cung cấp cho người dân vùng ngập ngoài đê sông Hồng.

- Hà Nội giảm mưa từ trưa 12/9, còn nhiều khu vực ngập úng
- Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập nặng, cấm xe dưới 16 chỗ
- Quân đội làm chủ lực hộ đê Hà Nội
- Nước tràn đê sông Bùi sau hàng chục năm
- 1.000 người được huy động xử lý sự cố tràn đê tại Thanh Trì
- Hà Nội yêu cầu tăng cường kiểm tra an toàn đê điều

undefined - page NaN
  • 21h00

    Hà Nội yêu cầu tăng cường kiểm tra an toàn đê điều

    Trong văn bản chỉ đạo tối 12/9, UBND TP Hà Nội đánh giá tình hình mưa lũ trên địa bàn diễn biến hết sức phức tạp. Mực nước các sông Hồng, Đuống, Đáy trên báo động hai và đang ở mức cao; sông Tích, Bùi, Cầu và Cà Lồ trên báo động ba.

    Thành phố đề nghị quận, huyện, thị xã nghiêm túc tổ chức tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều; kịp thời phát hiện, xử lý các sự cố thiên tai ngay từ đầu theo phương châm "4 tại chỗ"; rà soát bổ sung trang bị các dụng cụ, sổ sách và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội tuần tra, canh gác.

    Các đơn vị chịu hoàn toàn trách nhiệm trước UBND thành phố nếu để xảy ra sự cố mất an toàn đê điều do không thực hiện việc tuần tra, canh gác bảo vệ theo quy định của pháp luật.

    22834d0a-fc75-4921-8cc9-d64797-7631-3994

    Điếm canh đê phường Thạch Bàn, quận Long Biên. Ảnh: Võ Hải

  • 17h20

    Xe chuyên dụng của quân đội tiếp tục sơ tán người dân Sóc Sơn

    Người dân thôn An Lạc, xã Trung Giã tiếp tục được sơ tán bằng xe chuyên dụng của Lữ đoàn 971, Cục Vận tải, Tổng cục Hậu cần. 4 xe chuyên dụng cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ người dân di tản từ vùng lũ đến nơi tập trung tại trường học xã Trung Giã.

    Đến 16h30, nhiều khu dân cư thấp trũng ở thôn An Lạc còn ngập sâu 3-5 m. Nước lũ đã chững lại, nhưng để đảm bảo an toàn, người dân được yêu cầu sơ tán ra bên ngoài.

    af893ad4b87b1f25466a-172613576-7606-4788
    b047c1fe6a51cd0f9440-172613578-1142-1282
    19c910a9b50612584b17-172613582-8836-4132

    Quân đội dùng xe chuyên dụng sơ tán người dân thôn An Lạc khỏi vùng lũ. Ảnh: Nguyễn Đông

    37ed3c7fa2d0058e5cc1-1-1726135-8859-2897
    a71a9d560cf9aba7f2e8-172613591-3037-9219

    Dùng xuồng sơ tán lợn. Ảnh: Nguyễn Đông

  • 17h00

    Làng gốm Bát Tràng chìm trong biển nước 

    Nằm ven sông Hồng, làng gốm Bát Tràng, huyện Gia Lâm chìm trong biển nước. Ngôi làng được lập từ thời Lý năm 1010 bị ngập từ hôm qua, nơi sâu nhất khoảng 2 m.

    047ae7b0451fe241bb0e-172613540-8337-1841
    cda9364682e925b77cf8-172613541-4524-9107
    a4b7e2fc5553f20dab42-172613544-3553-4957

    Làng gốm Bát Tràng chìm trong biển nước, chiều 12/9. Ảnh: Phạm Chiểu

  • 16h00

    Lập điểm hỗ trợ lương thực cho người dân Ba Đình bị ngập

    Chính quyền và các đơn vị phường Phúc Xá ngày 12/9 đã thiết lập điểm hỗ trợ lương thực cho người dân trong vùng bị ngập nước tại khu vực cửa khẩu Tân Ấp. Người dân sẽ được nhận bánh mì, bánh chưng, sữa, nước uống tại ba khung giờ 7-9h; 11-14h và 17-19h.

    Xí nghiệp Kinh doanh nước sạch Ba Đình bố trí đã bố trí hai điểm cung cấp nước sạch cho nhân dân trên địa bàn. Một xe téc được đặt tại phố Hồng Hà và một họng nước lắp đặt tại số 123 phố An Xá.

    px1-9542-1726132859.jpg

    Người dân được nhận thức ăn, nước uống tại điểm hỗ trợ. Ảnh: Quận Ba Đình

    Đến nay, quận Ba Đình đã sơ tán gần 400 hộ dân với khoảng 1.300 người đến các khu vực an toàn. Tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên quận (số 67 Phó Đức Chính, phường Trúc Bạch), chính quyền bố trí nơi ăn ở cho 53 người dân, trong đó có cả người sinh sống tại các quận lân cận. Những trường hợp không kịp mang quần áo, quận cũng đã kịp thời hỗ trợ.

    px2-8073-1726132859.jpg

    Người dân tại các điểm sơ tán được đảm bảo đầy đủ thực phẩm và nước uống. Ảnh: Quận Ba Đình

  • 15h20

    Ba ngày ăn cơm từ thiện

    15h20, chị Nguyễn Thị Nguyệt, 35 tuổi, thôn An Lạc, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn cùng hai con trai chèo thuyền đi sơ tán. Họ nhờ xe cứu hộ đưa sang nhà người quen ở xã Hùng Sơn, nơi không bị ngập.

    Ba ngày qua, gia đình chị sống nhờ vào những suất cơm từ các nhóm thiện nguyện và bộ đội, công an. "Nhà có bếp gas nhưng đồ ăn, nước uống thiếu, may mà có các anh chị hỗ trợ", chị Nguyệt nói.

    z5823328212112-f8481aa156c0805-8496-2013

    Gia đình chị Nguyệt đi sơ tán. Ảnh: Nguyễn Đông

  • 15h00

    Lặn xuống nước để vá mạch rò trên đê

    Mưa lớn kéo dài khiến đê bao Gò Khoăm, xã Mỹ Lương, huyện Chương Mỹ xuất hiện vết nứt dài khoảng 100 m. Ngay trong đêm 11/9, lực lượng chức năng của huyện đã khẩn trương khắc phục. Anh Lưu Công Chung, công nhân Xí nghiệp Đầu tư phát triển thủy lợi Chương Mỹ, đã không quản hiểm nguy, lặn xuống lòng đê vá kín vết nứt bằng bạt dứa và bao cát. Nhờ đó, mạch rò được xử lý dứt điểm.

    Huyện cũng đã chuẩn bị sẵn sàng 11 xuồng máy, máy đẩy các loại, 4 bè cứu sinh, 115 nhà bạt, nhà dù các loại, 135 phao tròn cứu sinh, 815 áo cứu sinh để hỗ trợ người dân khi cần thiết. Đến nay, huyện Chương Mỹ có hơn 2.300 hộ với 10.700 nhân khẩu bị ảnh hưởng do mưa lũ.

    nguoi-nhai-7433-1726128226.jpg

    Anh Lưu Công Chung lặn xuống nước lũ để vá mạch rò trên đê Gò Khoăm. Ảnh: Trần Thụ

  • 14h45

    1.000 người được huy động xử lý sự cố tràn đê tại Thanh Trì

    UBND huyện Thanh Trì cho biết nước sông Nhuệ dâng cao dẫn đến tràn tuyến đê và sạt lở tại một số điểm qua xã Đại Áng. Xã đã huy động trên 1.000 người xử lý khẩn cấp, gia cố điểm sạt lở. Nước sông Hồng dâng cao, 40% khu dân cư, 100% diện tích sản xuất nông nghiệp tại các xã vùng bãi bị ngập.

    Trước tình hình đó, Công ty Điện lực Thanh Trì đã chủ động cắt điện xã Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc để đảm bảo an toàn. Cảnh sát giao thông, phòng cháy chữa cháy tham gia đưa người dân di chuyển khỏi nơi ngập úng.

    Theo thống kê sơ bộ, UBND các xã vùng bãi Duyên Hà, Vạn Phúc, Yên Mỹ đã di chuyển 3.000 hộ dân với 8.000 người vùng bị ngập đến nơi ở an toàn, di chuyển 8.400 gia súc, gia cầm.

    458011254-1954566668361543-138-1233-3594

    Bộ đội và người dân cùng xử lý sự cố tràn đê. Ảnh: Xuân Hoa

  • 14h40

    Hàng trăm người được sơ tán khỏi thôn lũ An Lạc 

    Công an, quân đội, tình nguyện viên tiếp tục sơ tán hàng trăm người dân khỏi rốn lũ An Lạc và Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn. Nhiều người tranh thủ mang theo tài sản của gia đình. Họ được đưa về trường học ở nơi cao ráo trú tránh.

    Chị Dương Thị Thuyết, 36 tuổi, thôn An Lạc, bế con một tháng tuổi được hỗ trợ vận chuyển bằng thuyền và đưa lên nhà trẻ Trung Giã cao ráo hơn. Ba ngày nay, nhà chị bị nước ngập nửa nhà, đồ ăn thức uống đã cạn kiệt.

    74c629cdff60583e0171-172612677-3645-2100

    Dùng xe cẩu sơ tán người dân khỏi vùng lũ. Ảnh: Nguyễn Đông

    38ec3875ead84d8614c9-172612678-8252-5025

    Chị Dương Thị Thuyết bế con nhỏ đi sơ tán. Ảnh: Nguyễn Đông

  • 14h10

    Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập sâu nhất một mét

    Điểm ngập trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài gần 400 m, thuộc xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, cách trạm thu phí 3 km. Nước ngập sâu nhất một mét, xe con, xe tải nhỏ bị hạn chế qua đoạn đường này. Cảnh sát giao thông phân luồng phương tiện từ xa để đảm bảo an toàn. Tại điểm ngập, xe dồn lại đi vào hai làn trong nơi có mực nước thấp hơn.

    Buổi chiều, lượng phương tiện tăng lên phía trước điểm ngập khiến hướng về Hà Nội ùn tắc dài khoảng một km. Điểm này bắt đầu ngập từ sáng 10/9, do nước từ đồng ruộng tràn lên, hiện chưa có dấu hiệu rút.

    33eab932ef9f48c1118e-172612519-6307-2180
    b8b6756723ca8494dddb-172612523-4518-4946
    a459f7fda150060e5f41-172612525-5385-9452
    43d04f7019ddbe83e7cc-172612526-8472-7167

    Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập chiều 12/9. Ảnh: Lộc Chung

  • 14h05

    Chèo xuồng kêu gọi người dân sơ tán khỏi vùng lũ

    Cả hai thôn Hòa Bình và An Lạc ở xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn vẫn chìm trong biển nước. Nhiều nhà ngập sâu đến hơn 2 m, qua mái nhà. Phương tiện đi lại chủ yếu bằng thuyền. Hiện thôn đã bị cắt điện, nước.

    Nhiều hộ dân nuôi bò phải đưa lên hiên nhà tránh lũ, nhưng do nước từ sông Cầu vẫn đang lên cao, phải dắt bò lội lũ ra gầm chui cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên trú tạm. Gà, chó mèo được đưa lên mái nhà hoặc kê ván trú tránh.

    Đến 14h, lực lượng chức năng vẫn đang chèo xuồng đến từng ngõ, kêu gọi người dân sơ tán ra bên ngoài. Học sinh đã phải nghỉ học ba hôm nay. Nhà chức trách nhiều lần vận động song một số người dân không đồng ý di dời vì muốn ở lại "trông nhà, giữ của".

    Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ ngập nặng, cấm xe dưới 16 chỗ

    Cuộc sống của người dân ở thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn khi lũ về, chiều 12/9. Video: Nguyễn Đông - Phạm Dự

    a65dd6957037d7698e26-4777-1726124844.jpg

    Anh Nguyễn Phi Long, câu lạc bộ xuồng hơi phía Bắc, chở ba gia đình từ thôn Hòa Bình ra nơi an toàn. Ảnh: Phạm Dự

    70d30e1ba8b90fe756a8-5962-1726124844.jpg
    2cbcdbbe7f1cd842810d-1802-1726124844.jpg
    987be5b34311e44fbd00-3178-1726124844.jpg

    Thượng úy Trần Văn Cương, đội cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ công an huyện Sóc Sơn, bơi cầm áo phao vào giải cứu một gia đình ở thôn Hòa Bình. Do sân nhỏ, nước sâu, thuyền không vào được nên anh Cương phải bơi, cầm phao vào cho người dân.

    18a4098aab280c765539-1875-1726124844.jpg

    Lực lượng chức năng dùng thuyền cao su chở người dân ra ngoài và dùng loa kêu gọi mọi người di tản đến nơi an toàn. Ảnh: Phạm Dự

    e933873dc59062ce3b81-172612466-9272-3027

    Người dân đưa bò lên hiên nhà và dùng thuyền vận chuyển tài sản đến nơi khác. Ảnh: Nguyễn Đông

    3b53c6b09b1d3c43650c-172612483-2321-4550

    Người dân bơi trong nước lũ. Ảnh: Nguyễn Đông

Có 3 nội dung mới cập nhật

Gia Chính

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tuần trước - Hà Nội- Ngày 12/9, chính quyền và các đơn vị của phường Phúc Xá, quận Ba Đình, mở điểm phát lương thực miễn phí để cung cấp cho người dân vùng ngập khu vực cửa khẩu Tân Ấp.
1 tuần trước - Hà Nội- Ngày 12/9, chính quyền và các đơn vị của phường Phúc Xá, quận Ba Đình, mở điểm phát lương thực miễn phí để cung cấp cho người dân vùng ngập khu vực cửa khẩu Tân Ấp.
6 ngày trước - Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội đã đạt đỉnh, dự báo sẽ xuống chậm dưới mức báo động 2, trên báo động 1.
1 tháng trước - Kiểm tra tại vùng rốn lũ tại H.Chương Mỹ, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu các đơn vị liên quan lên phương án tiếp tục di dời khoảng 700 hộ dân còn bám trụ ở địa phương.
4 ngày trước - Sẻ chia với những mất mát của người dân sau bão lũ, động viên các lực lượng thanh niên tình nguyện đang tham gia cứu nạn, cứu hộ, ngày 14.9, 4 đoàn công tác của T.Ư Đoàn đã đến thăm hỏi, động viên tặng quà hỗ trợ các địa phương bị thiệt...
Xem tin bài khác
4 giờ trước - Sau khi lập biên bản các trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông, lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội sẽ gửi thông báo về địa phương xác minh; gửi về cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ để xem xét, xử lý theo đúng quy định.
4 giờ trước - Quảng Ninh- Hai tuần sau khi bão Yagi hoành hành gây thiệt hại hơn 30.000 tỷ đồng, Quảng Ninh và Hải Phòng đang huy động nhiều nguồn lực để phục hồi kinh tế.
4 giờ trước - Sân vận động Thống Nhất sẽ được sửa chữa các hạng mục tại khán đài, sân cỏ, đường chạy, xây ba khán đài mới với quy mô 3 tầng, kinh phí dự tính hơn 149 tỷ đồng.
4 giờ trước - Địa phương lên kế hoạch dùng 4.200 tỷ đồng ngân sách địa phương để làm ba dự án môi trường và giao thông, nhằm thay thế cho nguồn vốn từ Ngân hàng Thế giới.
4 giờ trước - Nhà ga metro sẽ được xây ở Trung tâm thương mại dịch vụ vòng xoay A1 rộng 7 ha tại thành phố mới Bình Dương, kết nối tuyến metro đến Suối Tiên, TP HCM.