ttth247.com

Hà Nội và TP HCM dự kiến xây dựng 580 km đường sắt đô thị đến năm 2035

Năm 2035, Hà Nội và TP HCM dự kiến hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch, tổng chiều dài 580 km, theo Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy.

Tại phiên họp với Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chiều 24/9, Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy cho biết dự kiến đến năm 2045, Hà Nội và TP HCM sẽ hoàn thành thêm 369 km đường sắt đô thị; năm 2060 thêm 158 km.

Hai thành phố phấn đấu đến 2035, đường sắt đô thị chiếm 30-35% thị phần vận tải hành khách công cộng và tăng lên 55-70% sau năm 2035. Mạng lưới đường sắt đô thị tại hai thành phố có khổ đường 1,435 m, đường đôi; tốc độ thiết kế 80-160 km/h; vận hành đoàn tàu tự động.

Lãnh đạo Hà Nội và TP HCM cho biết các tuyến đường sắt đô thị đã được nghiên cứu bước đầu, chuẩn bị quy hoạch không gian ngầm, quỹ đất, tính toán các khu vực phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ dọc tuyến (TOD), kết nối với tuyến đường sắt quốc gia cũng như các đầu mối giao thông lớn...

Tàu điện Nhổn - gà Hà Nội. Ảnh: Giang Huy

Tàu điện Nhổn - gà Hà Nội. Ảnh: Giang Huy

Khi đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị ở Hà Nội, TP HCM được cấp thẩm quyền phê duyệt, hai địa phương sẽ tiếp tục xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quy hoạch chi tiết, chuẩn bị các dự án đầu tư theo lộ trình; đặc biệt là đề xuất một số cơ chế, nhóm chính sách đặc thù.

Dự kiến, cơ cấu nguồn vốn đầu tư hệ thống đường sắt đô thị là ngân sách địa phương, vốn vay, ngân sách Trung ương hỗ trợ và các nguồn hợp pháp khác. Địa phương sẽ kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân quan tâm đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị, nhà ga kết hợp trung tâm thương mại, phương tiện khai thác.

Sau khi lắng nghe các ý kiến, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nói đề án đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM phải trả lời được câu hỏi lớn: Những dự án, công trình phải làm ngay; công tác nghiên cứu, quy hoạch, chuẩn bị, thiết kế hạ tầng đường sắt cho đô thị; tính thống nhất với mạng lưới đường sắt tốc độ cao của cả nước; lựa chọn công nghệ xây dựng công trình ngầm, đầu máy, toa xe, quản lý, vận hành, đào tạo nhân lực; khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư...

Ông Hà yêu cầu Hà Nội và TP HCM phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải tiếp thu ý kiến các bộ ngành liên quan, hoàn thiện hai đề án để báo cáo Bộ Chính trị. TP HCM bổ sung quy hoạch không gian ngầm đường sắt đô thị.

Ngoài những cơ chế, chính sách đặc thù đã có, Hà Nội và TP HCM cần đề xuất cụ thể những nhóm cơ chế, chính sách chung, cần thiết cho cả hai địa phương để phát triển đường sắt đô thị; cơ chế huy động, phân bổ nguồn vốn đầu tư công trung hạn từ ngân sách Trung ương, địa phương và các nguồn vốn khác; mức độ an toàn khi huy động vốn vay đối với ổn định kinh tế vĩ mô...

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà. Ảnh: Minh Khôi

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà. Ảnh: Minh Khôi

Hiện nay, Hà Nội mới có hai tuyến đường sắt đô thị đi vào vận hành là Cát Linh - Hà Đông dài 13 km và đoạn trên cao Nhổn - ga Hà Nội dài 8,5 km.

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội và Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến 2030 tầm nhìn đến 2050, hệ thống đường sắt đô thị có 10 tuyến với trên 410 km. Thành phố đang điều chỉnh Quy hoạch chung, bổ sung 5 tuyến đường sắt dài 200 km. Như vậy đến năm 2045 tầm nhìn đến 2065, Hà Nội sẽ có 15 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 617 km, tổng vốn đầu tư dự kiến 55 tỷ USD.

Tại TP HCM, tuyến metro đầu tiên là Bến Thành - Suối Tiên dài gần 20 km đã xong 98%, dự kiến khai thác thương mại vào cuối năm nay. Theo Kết luận 49 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam, đến năm 2030, TP HCM sẽ hoàn thành 31 km đường sắt đô thị, gồm tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, tuyến số 2 đoạn Bến Thành - Tham Lương.

Đến 2035, thành phố sẽ có khoảng 183 km đường sắt đô thị. Tổng mức đầu tư cho metro trong 10 năm tới khoảng 36 tỷ USD. Đến năm 2045, TP HCM có hơn 168 km và vào năm 2060 hệ thống metro của thành phố được hoàn thiện với tổng chiều dài hơn 510 km.

Viết Tuân

Source: vnexpress.net

Các bài tương tự
1 tháng trước - Việc TP.HCM tính toán nâng mức hỗ trợ lên 70% cùng với chính sách tái định cư linh hoạt sẽ tạo đột phá cho kế hoạch di dời nhà kênh rạch, giúp người dân ổn định cuộc sống.
1 tháng trước - Tôi bắt đầu câu chuyện này ở thời điểm tỉnh Thanh Hóa đã, đang chuẩn bị nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Hiệp định Genève và đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc...
3 tuần trước - Tôi đang sống ở quần thể chung cư 'Liên Hiệp Quốc' gần cầu Sài Gòn. Chung cư có biệt danh ấy vì nơi đây có hàng trăm cư dân mang hàng chục quốc tịch khác nhau'.
6 giờ trước - Hà Nội và TP.HCM phấn đấu đến năm 2035, đường sắt đô thị chiếm 30-35% thị phần vận tải hành khách công cộng, và tăng lên 55-70% sau năm 2035.
3 tuần trước - Đại biểu Đặng Bích Ngọc đề nghị nới tiêu chuẩn phòng cháy với cơ sở sản xuất nguy cơ thấp và dễ dàng cứu nạn để giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Xem tin bài khác
2 phút trước - Hôm nay 25-9, thời tiết cả nước tương đối tốt, ban ngày trời nhiều mây, có nắng, về chiều tối một số nơi xuất hiện mưa dông.
26 phút trước - Gia Lai- Phan Minh Thắng, 20 tuổi, đi bắt cá ở sông Ayun bị nước lũ cuốn trôi, đã bám trụ vào bụi cây suốt nhiều giờ chờ người giải cứu.
2 giờ trước - Chiều 24/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành và cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai…
3 giờ trước - Bộ trưởng Bộ KH-CN Huỳnh Thành Đạt đề xuất tăng cường hợp tác nghiên cứu cơ bản với Nga trong chuyến thăm và làm việc tại nước này từ 23 - 28.9.
3 giờ trước - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam ông Phạm Thành Công, Chánh văn phòng Sở TN-MT Lâm Đồng.