ttth247.com

Hai bệnh nhân cuối cùng mắc bệnh bạch hầu ở Mường Lát xuất viện

Chiều 14-8, hai bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu cuối cùng trú tại khu phố Đoàn Kết, thị trấn huyện vùng cao, biên giới Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã được xuất viện, sức khỏe và tâm lý ổn định.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 14-8, bà Hà Thị Phúc - giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mường Lát - cho biết sau nhiều ngày điều trị bệnh bạch hầu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, hai bệnh nhân (một cụ già 74 tuổi và một cháu 10 tuổi), đều trú tại khu phố Đoàn Kết, thị trấn Mường Lát, vừa được xuất viện.

Theo quy định của ngành y tế, hai bệnh nhân này sẽ hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh trong vòng 7 ngày, tiếp tục theo dõi ngoại trú đủ 60 đến 70 ngày.

Hai bệnh nhân này là người thân của bệnh nhân P.L.M., 17 tuổi, đang mang thai tháng thứ 8, mắc bệnh bạch hầu hôm 8-8 do tiếp xúc gần với bệnh nhân M.

Bà Hà Thị Phúc cho biết thêm, sau khi được xuất viện, trở về nhà riêng ở khu phố Đoàn Kết đêm 12-8, hằng ngày chị P.L.M. được cán bộ Trung tâm Y tế huyện Mường Lát theo dõi sức khỏe cả mẹ và thai nhi.

Hiện nay, Trung tâm Y tế huyện Mường Lát đang chờ Sở Y tế Thanh Hóa cấp bổ sung cho huyện 25.000 liều vắc xin uốn ván - bạch hầu để tiêm phòng cho các đối tượng nguy cơ và nguy cơ cao tại thị trấn Mường Lát và ba xã giáp ranh là Quang Chiểu, Tam Chung, Pù Nhi.

Trước đó, ngày 5-8, ngành y tế Thanh Hóa ghi nhận ca bệnh bạch hầu đầu tiên trên địa bàn tỉnh.

Bệnh nhân là chị P.L.M., 17 tuổi, đang mang thai tháng thứ 8, trú tại khu Đoàn Kết, thị trấn Mường Lát. Đến ngày 8-8, có thêm hai người thân của chị M. mắc bệnh bạch hầu, được chuyển đến bệnh viện điều trị kịp thời.

Trong nhiều ngày qua, tại ổ dịch bạch hầu ở huyện Mường Lát không phát hiện thêm ca mắc mới.

Trung tâm Y tế huyện Mường Lát đã và đang tập trung khoanh vùng dịch bạch hầu, cho người dân ở khu phố Đoàn Kết uống thuốc kháng sinh dự phòng để phòng chống dịch bạch hầu.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
3 tuần trước - UBND tỉnh Thanh Hóa tuyên bố hết dịch bạch hầu tại thị trấn Mường Lát sau hai tuần không ghi nhận thêm ca mắc nào, ổ dịch được khoanh vùng.
1 tháng trước - Thai phụ cần giữ vệ sinh cá nhân, chủng ngừa trước khi sinh để tránh nguy cơ mắc bạch hầu, bảo vệ em bé những tháng đầu đời.
1 tháng trước - Một số ca mắc bạch hầu không rõ nguồn lây, chuyên gia nhận định ổ chứa vi khuẩn có thể từ người khỏe mạnh không biểu hiện triệu chứng, lây trong cộng đồng.
3 tuần trước - Vaccine ngừa sởi, ho gà, bạch hầu, cúm, phế cầu giúp trẻ bổ sung kháng thể, chủ động phòng bệnh trước khi trở lại trường học.
1 tháng trước - Đậu mùa khỉ, một căn bệnh truyền nhiễm từng được coi là hiếm gặp, đã bất ngờ trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng y tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Trong 7 tháng đầu năm nay, TP HCM đã ghi nhận 49 người mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Xem tin bài khác
55 phút trước - Hà Nội- Tăng cân sau sinh khiến Linh ngán ngẩm khi nhìn mình trong gương, cô quyết nhịn ăn gián đoạn, ăn theo quy tắc bàn tay kết hợp tập luyện thay đổi vóc dáng.
55 phút trước - Tôi thường xuyên nhận được thịt cá sạch từ quê gửi lên, nên đã dự trữ đầy ắp ngăn đông tủ lạnh, điều này có tốt? (Hà, 35 tuổi, Hà Nội)
6 giờ trước - Viêm da tiếp xúc, nấm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và ghẻ nước là những bệnh da thường gặp trong mùa mưa bão, có thể trở nên nghiêm trọng nên không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
6 giờ trước - 'Khi bước sang tuổi 50, phần lớn mọi người sẽ đi ngủ sớm hơn so với những năm 20 hay 30 tuổi. Thế nhưng, họ sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!
6 giờ trước - Đi bộ là cách tuyệt vời để tập thể dục. Tuy nhiên, bài tập đơn giản này - nếu đi quá nhiều, vẫn có thể dẫn đến các vấn đề như đau chân, đau nhức cơ, đau khớp, sưng và đau ống quyển.