ttth247.com

Hầu hết chỉ nói về các khoản thu

Dù đã có điều lệ và các thông tư hướng dẫn về hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh nhưng ở mỗi trường, mỗi lớp hoạt động của ban này lại khác nhau.

Tại buổi họp phụ huynh đầu năm học 2024 - 2025 của một trường ở TP.HCM, cha mẹ học sinh vào lớp để họp với giáo viên chủ nhiệm. Sau khi giáo viên thông báo các hoạt động của trường trong năm là đến phần bầu ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp.

Từ "quỹ lớp" đến "tài trợ cho giáo dục"

Dưới sự giới thiệu của giáo viên chủ nhiệm, ba vị đại diện cha mẹ học sinh của lớp được phụ huynh thông qua nhanh chóng.

"Tôi từng làm ban đại diện của lớp con khi bé học mầm non. Nhưng lên lớp 1 tôi cũng là phụ huynh mới, chưa hiểu nhu cầu các con là gì. Được sự tín nhiệm của cô giáo chủ nhiệm, sự đồng ý của các phụ huynh ở đây, tôi xin nhận nhiệm vụ" - vị trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp nói.

Sau đó, trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp "xin ý kiến" phụ huynh về "quỹ lớp". Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh đưa ra mức thu để phụ huynh giơ tay biểu quyết. Sau quỹ lớp, ban đại diện tiếp tục đề cập đến tài trợ giáo dục cho nhà trường…

Tại một cuộc họp phụ huynh đầu năm học 2024 - 2025 ở một trường phổ thông, phụ huynh các khối lớp được mời đến họp theo thư mời của giáo viên chủ nhiệm. Cuộc họp này cũng như cuộc họp nói trên, ban đại diện cha mẹ học sinh lớp được "giơ tay biểu quyết" hầu như chỉ nói về các khoản thu cho quỹ lớp, quỹ trường.

Nhiều ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường đề cập nhiều thứ khiến phụ huynh "bấm bụng" theo như: "Lớp này cần thay máy chiếu, máy chiếu như thế này nhìn không rõ nữa…"; "Rèm cửa này cũ rồi, nhìn nhếch nhác", "Tường này bẩn quá, sơn lại tường mới cho các con học; lát lại gạch nền khác"...

"Nói họp phụ huynh đầu năm nhưng phụ huynh ứng cử tham gia ban đại diện cha mẹ học sinh thì giáo viên cũng không đồng ý. Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp có rồi thì cũng chỉ thu tiền là chủ yếu, chẳng nhóm họp để cùng trao đổi với cô, với trường về học hành hay nâng cao chất lượng giáo dục gì" - chị Tâm, phụ huynh học sinh một trường phổ thông tại TP.HCM, bức xúc.

Quy định ra sao?

Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT đã nói rõ về điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh. Theo đó, ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi năm học, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh đang theo học ở từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục.

Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có các nhiệm vụ: phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh; phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học; tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập, giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác.

Về kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, nguồn kinh phí này có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác.

Việc quản lý và sử dụng kinh phí của ban đại diện cha mẹ học sinh do trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh lớp chủ trì phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp dự kiến kế hoạch chi tiêu kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể các thành viên ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thống nhất ý kiến.

Việc thu chi này phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ, không quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh…

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
1 tháng trước - Trường học tại TP.HCM đang xây dựng mức thu dựa trên danh mục các khoản thu đã được Sở GD-ĐT hướng dẫn, trong đó hầu hết giữ mức thu như năm trước, ngoài tiền ăn có sự điều chỉnh.
1 tháng trước - Dù quy định đã khá rõ ràng nhưng không ít trường học còn mập mờ về các khoản thu tự nguyện, đặt phụ huynh vào sự đã rồi
1 tháng trước - Bắt đầu năm học 2024-2025 có địa phương suôn sẻ, thầy cô và học sinh nô nức đến trường. Có nhiều trường, đến nay thầy trò phải nghỉ học do hậu quả khủng khiếp của bão Yagi.
1 tháng trước - Các giáo viên và phụ huynh có trách nhiệm trong việc học tập của con đều cho rằng để góp phần mang lại môi trường học đường văn minh, chống lạm thu thì cần sự góp sức của nhiều bên. Đặc biệt, phụ huynh không đứng ngoài cuộc.
3 tuần trước - Nhiều người cho rằng, “hội cha mẹ học sinh” hay “ban phụ huynh” được “đẻ” ra chủ yếu để thu đủ các loại quỹ, do đó, cần tính chuyện dẹp bỏ. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều phụ huynh tâm huyết, chắt chiu thời gian để chăm lo, đồng...
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Cô giáo Trương Phương Hạnh bị xử lý kỷ luật ở mức cảnh cáo và không được đứng lớp, chuyển sang làm giáo vụ của trường.
2 giờ trước - Các quan chức khẳng định thực phẩm và đồ uống được cung cấp trong trường học cần phải được sản xuất bằng các nguyên liệu tự nhiên, và phải loại bỏ đồ ăn vặt.
3 giờ trước - Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.
4 giờ trước - TP HCM- Nữ giáo viên trường Tiểu học Chương Dương bị kỷ luật cảnh cáo, không được đứng lớp đến hết năm học này, sau khi xin phụ huynh hỗ trợ 6 triệu để mua laptop.
4 giờ trước - Giáo viên trong sự việc “Vận động xin laptop bất thành“ mà Báo Người Lao Động liên tục có các bài viết phản ánh bị kỷ luật cảnh cáo