ttth247.com

HCDC 'bật mí' những điều cần biết, cách phòng bệnh do não mô cầu

Sau trường hợp một người phụ nữ tại TP.HCM tử vong vào ngày 25-9 do não mô cầu, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thông tin những điều cần biết về bệnh do não mô cầu...

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), bệnh do não mô cầu là một bệnh nhiễm vi khuẩn cấp tính, đưa đến nhiễm trùng máu và viêm màng não. Đây là bệnh lây qua đường hô hấp khi tiếp xúc gần và có khả năng gây thành dịch.

Cạnh đó, bệnh do não mô cầu thường để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, khuyết tật do mất chi. Tỉ lệ tử vong do bệnh có thể từ 5 - 15%.

Triệu chứng bệnh: Các triệu chứng bệnh đa dạng, tuy nhiên có hai triệu chứng thường gặp nhất của bệnh là sốt và ban xuất huyết hoại tử.

Người mắc bệnh thường bị sốt cao đột ngột, có thể rét run, ho, đau họng, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, nôn, cổ cứng. Đối với ban hoại tử xuất huyết hình sao màu đỏ thẫm, có thể kèm hoại tử trung tâm hoặc kèm bóng nước, ban xuất huyết vùng hông, chi dưới và lan nhanh toàn thân.

Đường lây: Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, chủ yếu do hít phải dịch tiết mũi, hầu, họng bắn ra từ người mang vi khuẩn (người bệnh và người lành mang trùng).

Đối tượng mắc bệnh: Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhất là trẻ dưới 5 tuổi, thanh thiếu niên từ 14 - 20 tuổi, những người sống trong khu vực tập thể đông người (nhà trẻ, trường học, chung cư...) và người bị suy giảm miễn dịch.

Cách phòng bệnh: Người dân nên chủ động tiêm vắc xin phòng chống bệnh não mô cầu tại các cơ sở y tế cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn 1 liều duy nhất, tiêm nhắc mỗi 3 năm.

Cần nhanh chóng dự phòng bệnh sau tiếp xúc với bệnh nhân não mô cầu bằng cách dùng kháng sinh uống theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Đồng thời cần thực hiện tốt công tác phòng bệnh chung như: đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người có triệu chứng hô hấp như ho, sổ mũi, hắt hơi...; thường xuyên thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường; ăn uống đủ chất dinh dưỡng, luyện tập, nâng cao thể trạng.

Đặc biệt, khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Source: tuoitre.vn

Các bài tương tự
2 tuần trước - Tin tức đáng chú ý: Bắt giữ 15 người liên quan giả danh nhà sư bán thuốc nam, quảng cáo 'nổ'; Bệnh tim mạch dẫn đến hơn 20,5 triệu người tử vong mỗi năm trên toàn thế giới, phải làm gì để phòng tránh?...
1 tháng trước - Thông tin mới nhất, TP.HCM vừa ghi nhận nhiều trường tiểu học xuất hiện ca mắc sởi và đồng loạt các trường tiểu học trên địa bàn đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng chống dịch sởi lây lan.
1 tháng trước - TP.HCM ghi nhận 432 ca bệnh sởi trong 3 tháng gần đây, trong khi 3 năm trước đó chỉ ghi nhận duy nhất một ca.
1 tháng trước - Sở Y tế TP.HCM cho biết, đã thành lập 4 đoàn kiểm tra toàn diện công tác phòng chống dịch sởi tại cơ sở giáo dục, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở khám chữa bệnh, cộng đồng.
1 tháng trước - Nhiều gia đình ở TP.HCM tranh thủ những ngày nghỉ lễ dịp 2.9 đưa con đi tiêm vắc xin phòng sởi trước khi trẻ đi học lại do lo sợ lây nhiễm sởi trong trường học.
Xem tin bài khác
2 phút trước - Lực lượng chức năng tỉnh Bắc Ninh vừa giải cứu thành công 4 người bị mắc kẹt trong vụ cháy nhà sinh nhiều khói, khí độc ở thị trấn Chờ, Yên Phong, Bắc Ninh.
2 phút trước - Thi thể một thanh niên đang phân hủy nổi lên hồ thủy lợi, có một tảng đá bọc trong áo khoác buộc vào chân.
17 phút trước - Hà Nội- Các nhà khảo cổ phát hiện hơn 100 mộ táng thuộc giai đoạn tiền Đông Sơn và Đông Sơn (2.500-4.000 năm trước) tại di chỉ Vườn Chuối ở huyện Hoài Đức.
32 phút trước - Kim Long Motor cam kết phát triển xe ô tô mang thương hiệu Việt, đáp ứng mục tiêu chiến lược đứng đầu thị trường xe thương mại tại Việt Nam và hướng đến xuất khẩu.
32 phút trước - Từ ngày 1.11 - 31.12 hằng năm, là thời gian khám sức khỏe cho công dân gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, độ tuổi gọi nhập ngũ từ 18 - 25 tuổi.