ttth247.com

Hé lộ những điểm nhấn đáng mong đợi nhất GEFE 2024

GEFE 2024 - Tấm vé 'xanh' cho Doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường châu Âu, quốc tế

Thị trường quốc tế, đặc biệt là châu Âu, ngày càng khắt khe hơn trong các tiêu chuẩn bền vững, đặt ra những thách thức lẫn cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt. Trong thời gian tới, một số quy định, xu hướng xanh sắp được triển khai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

  • CBAM - Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon: Từ ngày 1.1.2026, mọi mặt hàng nhập khẩu vào EU sẽ chịu tác động của Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM), dự kiến làm tăng chi phí sản xuất cho các ngành như thép, xi măng, hóa chất, và chi phí vận tải do sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
  • Quy định truy xuất nguồn gốc của EVFTA đối với hàng xuất khẩu sang EU, hay tiêu chuẩn Global G.A.P yêu cầu nông sản đạt tiêu chí bền vững từ canh tác đến thu hoạch.
  • Xu hướng tích hợp kiểm kê khí nhà kính (GHG) vào truy xuất nguồn gốc để doanh nghiệp xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của EU, tăng tính minh bạch chuỗi cung ứng.

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh (GEFE 2024), diễn ra từ ngày 21 - 23.10.2024, sẽ mở ra cánh cửa giúp doanh nghiệp vượt qua áp lực từ các tiêu chuẩn mới, chủ động đón đầu xu hướng chuyển đổi xanh, mang lại lợi thế cạnh tranh trong thương mại quốc tế bằng cách tiếp cận các giải pháp tiên tiến, cập nhật tiêu chuẩn xanh mới và làm chủ quá trình chuyển đổi bền vững.

Hé lộ những điểm nhấn đáng mong đợi nhất GEFE 2024- Ảnh 1.

Các điểm nhấn chính của GEFE 2024

Gần 30 phiên hội thảo trải dài trên 10 chuyên đề xanh và một phiên khai mạc cấp cao, GEFE 2024 là nền tảng lý tưởng để luận bàn về những chủ đề xanh mới nổi tại Việt Nam và tiếp cận các chính sách, tiêu chuẩn xanh với thị trường EU, bao gồm:

  • Chuyển đổi năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng với các chính sách như JETP, PDP8, CBAM, và DPPA.
  • Vai trò của tài chính xanh trong tiến trình chuyển đổi bền vững của Việt Nam.
  • Sự phát triển của thị trường carbon và hoạt động mua bán tín chỉ carbon.
  • Tích hợp hệ sinh thái vào hạ tầng đô thị để chống biến đổi khí hậu.
  • Chuỗi giá trị nông nghiệp xanh và bảo tồn đa dạng sinh học.
  • Giải pháp tái sử dụng, tái chế, giảm chi phí và phát thải khi áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn.
  • Du lịch bền vững.
  • Số hóa và công nghệ hỗ trợ khử carbon và phát triển bền vững.
  • Phát triển nguồn nhân lực xanh.
  • Phát triển logistics bền vững và giảm khí thải.

Hé lộ những điểm nhấn đáng mong đợi nhất GEFE 2024- Ảnh 2.

8000+ người tham gia từ nhiều lĩnh vực, mở ra các cuộc đối thoại B2B và B2G giữa lãnh đạo ngành, chuyên gia và doanh nghiệp.

Lần đầu chào đón Thụy Sĩ và Anh Quốc, mở ra cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận các giải pháp xanh tiên tiến từ khắp những khu vực khác nhau trên thế giới.

Hơn 200 gian hàng triển lãm, gồm 13 nhóm gian hàng quốc tế từ EU, Na Uy, Thụy Sĩ, Anh; gần 30 gian hàng Việt Nam trưng bày các giải pháp xanh tiên tiến, kết hợp với đêm tiệc Networking Night độc quyền do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tổ chức, mang đến cơ hội kết nối và học hỏi kinh nghiệm vô giá từ các nước phát triển.

Ngày hội sinh viên GEFE 2024 thu hút hơn 2000 sinh viên và 300 đội từ 11 tỉnh thành tham gia thử sức với các bài toán phát triển bền vững.

Hơn 150 đại diện từ khu vực công và tư, bao gồm lãnh đạo cấp cao từ chính phủ Việt Nam - EU, tổ chức quốc tế, và doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Hé lộ những điểm nhấn đáng mong đợi nhất GEFE 2024- Ảnh 3.

GEFE 2024 dưới góc nhìn chuyên gia

Nhiều chuyên gia quốc tế đánh giá cao vai trò của GEFE trong việc thúc đẩy hợp tác và chuyển đổi xanh tại Việt Nam:

Ông Jean-Jacques Bouflet - Phó Chủ tịch EuroCham phụ trách vận động chính sách - với hơn 37 năm hoạt động trong Ủy ban châu Âu, đại diện cho EU trong nhiều cuộc đàm phán thương mại toàn cầu cho biết: "Trong hành trình hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0, các nền tảng như Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế xanh (GEFE) đóng vai trò then chốt để việc chuyển hóa những chính sách cấp cao thành giải pháp thực tiễn. Các cuộc đối thoại tại GEFE cung cấp hướng dẫn cần thiết cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ để vượt qua những tiêu chuẩn bền vững khắt khe của EU. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chuyên môn châu Âu, GEFE còn giúp thu hẹp khoảng cách tri thức, đặc biệt trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo và nông nghiệp bền vững, giúp Việt Nam chuyển đổi xanh và mở rộng sang thị trường quốc tế".

Hé lộ những điểm nhấn đáng mong đợi nhất GEFE 2024- Ảnh 4.

Ông Jean-Jacques Bouflet - Phó Chủ tịch EuroCham phụ trách vận động chính sách

Ông Stuart Livesey - Ông Stuart Livesey - CEO Copenhagen Infrastruture Partners (CIP) - Đối tác chiến lược đã đồng hành cùng GEFE từ năm 2022: "Là nhà tài trợ Kim cương của GEFE từ năm đầu tiên, chúng tôi đã chứng kiến tác động mạnh mẽ của nền tảng này trong việc thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và châu Âu. Các cuộc đối thoại liên tục về năng lượng tái tạo, sản xuất xanh và tài chính bền vững tại GEFE đóng vai trò quan trọng trong việc định hình ngành công nghiệp và mở ra cơ hội liên doanh mới. GEFE đã trở thành chất xúc tác cho các sáng kiến bền vững và chuyển đổi xanh, tạo không gian chiến lược để doanh nghiệp cùng chung tay vì mục tiêu phát triển kinh tế xanh của Việt Nam".

Hé lộ những điểm nhấn đáng mong đợi nhất GEFE 2024- Ảnh 5.

Ông Stuart Livesey - CEO Copenhagen Infrastruture Partners (CIP)

Source: thanhnien.vn

Các bài tương tự
6 ngày trước - Thể chế hoá việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược; tạo hàng rào kỹ thuật để nuôi dưỡng sản xuất trong nước; có chiến lược rõ ràng với các ngành công nghiệp trọng điểm... là những chính sách mà các doanh nhân đang rất mong mỏi.
4 ngày trước - Ukraine đã đưa ra "cảnh báo nghiêm khắc" đối với Turkmenistan, yêu cầu nước này bắt giữ Tổng thống Nga Putin theo lệnh truy nã của ICC.
1 tuần trước - 14 năm trước, thay vì bỏ 5 tỷ mua đất, Phan Minh Thông lại dồn hết cho Công ty Cổ phần Phúc Sinh làm ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị), để rồi…mất trắng. Dù vậy, vị doanh nhân này khẳng định mình đã lựa chọn đúng. Sau thất bại ban đầu,...
1 tuần trước - Câu chuyện có thật này nằm trong số những bí ẩn khó hiểu nhất của y học trong thế kỷ 20, mà cho tới tận bây giờ, các nhà khoa học vẫn đang cố gắng đi tìm một lời giải thích thỏa đáng.
1 tháng trước - Bạn có tò mò về một nhà giao dịch có thể biến những biến động thị trường thành cơ hội kiếm lời khổng lồ không? Phù thủy chứng khoán Amrit Sall, với biệt danh “Người bắn tỉa kỳ lân”, chính là một trong số đó. Từ một chàng trai không có...
Xem tin bài khác
1 giờ trước - Bức tranh kết quả kinh doanh quý 3/2024 của nhóm chứng khoán đã được hé lộ tương sối đầy đủ.
1 giờ trước - Các cổ đông sáng lập của công ty đều là những doanh nghiệp trong ngành, trong đó, trong đó nguồn vốn của Nhà nước hiện nay chiếm 31,25 % tổng số vốn điều lệ công ty.
1 giờ trước - BSC cho rằng tăng trưởng lợi nhuận 2025F và định giá ở mức hợp lý sẽ là yếu tố cốt lõi để lựa chọn cổ phiếu.
1 giờ trước - Dòng vốn ngoại liên tiếp bán ròng với cường độ mạnh trên toàn thị trường, giá trị mỗi phiên đều hàng trăm tỷ.
3 giờ trước - Lợi nhuận trước thuế của 19 ‘ông lớn’ nhà nước ước đạt 85.886 tỉ đồng trong 9 tháng đầu năm nay.