ttth247.com

Hết rồi cái thời Shopee, Lazada là "thiên đường": Người bán kiệt sức, phải đóng cửa gian hàng vì phí cao

28/09/2024 06:57 AM | Bán lẻ

Sau quá trình ưu đãi để thu hút người dùng, các nền tảng Shopee, Lazada, TikTok Shop bắt đầu tăng phí để bù lỗ.

Hết rồi cái thời Shopee, Lazada là "thiên đường": Người bán kiệt sức, phải đóng cửa gian hàng vì phí cao- Ảnh 1.

Phí hoa hồng tăng, thương nhân than vãn

Các nền tảng mua sắm trực tuyến lớn nhất Đông Nam Á như Shopee, Lazada, TikTok Shop đang yêu cầu người bán hàng phải trả phí cao hơn do đối mặt với áp lực tăng lợi nhuận trong môi trường ngày càng cạnh tranh.

Tăng phí hoa hồng đối với các thương nhân là trọng tâm chính để tăng doanh thu tại các nền tảng khu vực như Shopee và Lazada, đặc biệt khi tốc độ tăng trưởng doanh số chậm lại sau dịch bệnh, khi người mua sắm quay trở lại các cửa hàng truyền thống.

Hết rồi cái thời Shopee, Lazada là "thiên đường": Người bán kiệt sức, phải đóng cửa gian hàng vì phí cao- Ảnh 2.

Vào ngày 16/9, Tokopedia của Indonesia đã tăng phí hoa hồng cho đơn vị bán hàng lên tới 10% giá bán, tùy thuộc vào danh mục sản phẩm và loại người bán, tăng so với mức tối đa trước đó là 6,5%.

Cũng trong tháng này, Shopee thuộc Sea của Singapore đã tăng phí hoa hồng cho một số người bán tại Indonesia lên mức từ 4,25% đến 8%, tăng so với mức trước đó là 3,5% đến 6,5%, theo HSBC Global Research.

Tokopedia và Sea không giải thích chi tiết về quyết định của mình.

"Các thương nhân sẽ không vui khi thấy biên lợi nhuận của họ giảm bớt, nhưng có thể không có lựa chọn nào khác", Kai Wang, nhà phân tích cấp cao tại Morningstar, cho biết.

Trong những tháng gần đây, các nền tảng đã liên tục điều chỉnh cấu trúc phí. Khi Shopee tăng phí hoa hồng tại Malaysia vào tháng 7, Lazada cùng dịch vụ thương mại điện tử TikTok Shop cũng nhanh chóng làm theo.

Nhưng động thái trên đã thúc đẩy một số người bán tìm kiếm các giải pháp thay thế. Một thương nhân người Malaysia bán hạt rang trên Shopee và Lazada trong hai năm và một năm trên TikTok Shop cho biết anh đã quyết định đóng cửa tất cả các cửa hàng trực tuyến của mình ba tháng trước, với lý do phí cao hơn và khung thời gian giao hàng nghiêm ngặt hơn.

Người này cảm thấy "kiệt sức" do biên lợi nhuận giảm và chi phí vốn cao hơn. Anh hiện đang có kế hoạch mở cửa hàng trực tuyến của riêng mình.

Tại Singapore, một người bán quần áo 35 tuổi trên TikTok Shop cho biết anh sẽ tiếp tục ở lại nền tảng này vì "có thể tốn kém " và "mất nhiều thời gian" hơn để thiết lập kênh riêng, xử lý tiếp thị và giao sản phẩm. "Đó là cái giá chúng tôi phải trả nếu muốn được biết đến", anh nói.

Hết rồi cái thời Shopee, Lazada là "thiên đường": Người bán kiệt sức, phải đóng cửa gian hàng vì phí cao- Ảnh 3.

Có ảnh hưởng nhiều?

Bất chấp một số người bán bất mãn, các nhà phân tích hy vọng mức phí tăng sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến tình hình chung.

Jianggan Li, CEO của công ty tư vấn Momentum Works có trụ sở tại Singapore, cho biết: "Chúng ta có thể thấy các nền tảng thay đổi chiến thuật trong bối cảnh cạnh tranh thay đổi, nhưng trong ngắn hạn, việc tăng hoa hồng sẽ không ảnh hưởng đến các giao dịch hoặc sự sống còn của các thương nhân trên nền tảng".

Kể từ những năm 2010, các công ty như Tokopedia, Lazada và Shopee đã cạnh tranh bằng các mức chiết khấu, khuyến mãi hấp dẫn và phí hoa hồng thấp để giành được sức hút trên thị trường đông đúc, nhanh chóng trở thành những công ty thống trị trong khu vực.

Sự thay đổi do dịch bệnh hai năm trước cùng với môi trường lãi suất cao hơn buộc các nhà điều hành phải nhanh chóng cắt giảm chi tiêu cũng như số lượng nhân viên. Điều này là để cải thiện lợi nhuận ròng trong thời điểm các nhà đầu tư bắt đầu tránh xa các công ty công nghệ đốt tiền sau nhiều năm mà vẫn thua lỗ.

Sự cạnh tranh cũng gia tăng khi vào năm 2021, TikTok ra mắt dịch vụ thương mại điện tử riêng tại Đông Nam Á, tận dụng chức năng phát trực tiếp phổ biến và lượng khách hàng lớn trong khi cung cấp mức hoa hồng thấp hơn, tiến tới phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trong ngành sản phẩm làm đẹp và thời trang.

Sự xuất hiện mới buộc Shopee, công ty lớn nhất trong khu vực, phải phản công, đầu tư vào các chức năng phát trực tiếp tương tự để giữ thị phần. Tokopedia, công ty theo sau Shopee và Lazada của Alibaba, ở trong tình thế khó khăn hơn khi cố gắng theo kịp đã phải tuyên bố bán 75% cổ phần cho TikTok vào tháng 12 năm ngoái. Việc mua lại đã hoàn tất trong năm nay.

Theo Momentum Works, năm 2023, Shopee vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu với 48% thị phần xét về tổng khối lượng hàng hóa trong khu vực, tiếp theo là Lazada với 16,4%, TikTok và Tokopedia mỗi bên chiếm 14,2%.

Trong một động thái gần đây, Shopee đã hợp tác với YouTube để ra mắt dịch vụ mua sắm trực tuyến tại Indonesia, nơi người dùng có thể mua hàng hóa được xem trên trang web phát trực tuyến thông qua các liên kết của Shopee.

Hai công ty có kế hoạch mở rộng mối quan hệ hợp tác này sang các thị trường khác như Thái Lan và Việt Nam.

"Vì nhiều sản phẩm giống nhau nên không có nhiều sự khác biệt giữa các đối thủ cạnh tranh", Wang của Morningstar nói với Nikkei Asia.

"Cạnh tranh có thể dễ dàng bùng nổ trở lại khi nền tảng có mức phí cao, khi đó các đối thủ sẽ mang đến những ưu đãi giá thấp, áp lực cứ thế liên tục".

Source: cafebiz.vn

Các bài tương tự
16 giờ trước - Đây từng là dự án táo bạo: Một thành phố trị giá 100 tỷ USD được xây dựng trên cát và rừng ngập mặn rậm rạp, sau đó rao bán như một “thiên đường trong mơ”.
1 tháng trước - Tháng 9 không chỉ là mùa đẹp nhất trong năm của Hà Nội, mà còn gắn với những dịp nghỉ lễ cả gia đình mong chờ.
1 ngày trước - Những người xuất hiện nhiều nhất tại khu bất động sản “trong mơ” này lại là những công nhân quét dọn và thợ làm vườn.
1 tháng trước - Pháp lý và mức độ hoàn thiện dường như là nỗi lo thường trực của nhà đầu tư khi tiếp cận với các dự án nghỉ dưỡng. Tuy nhiên với những dự án giải quyết tốt vấn đề này lại tạo nên sức hút lớn khi các giá trị mà chủ đầu tư cam kết đều được...
1 tuần trước - Việc những tuyến đường sắt đô thị chỉ vài chục km của 2 thành phố lớn nhất cả nước ì ạch vắt qua 2 thập niên khiến không ít người hoài nghi về mục tiêu 10 năm hoàn thiện đường sắt cao tốc Bắc - Nam hơn 1.500 km. Thế nhưng, dự án này có đủ...
Xem tin bài khác
2 giờ trước - Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa nước Mỹ sẽ chính thức bước vào cuộc bầu cử Tổng thống 4 năm một lần. Hai ứng cử viên vẫn đang chạy đua hết sức quyết liệt nhằm giành thêm sự ủng hộ của các cử tri. Với thế bám đuổi sít sao, cả hai ứng cử viên...
2 giờ trước - Không những biến động mạnh về giá, CTP còn chứng kiến nhiều biến động nhân sự cấp cao trong khoảng thời gian vừa qua.
2 giờ trước - Temu ra mắt năm 2022, là một nền tảng mua sắm trực tuyến xuyên biên giới thuộc sở hữu của tập đoàn hàng đầu Trung Quốc là PDD Holdings. Nền tảng này tập trung vào việc bán hàng với mức giá thấp, tạo ra sự cạnh tranh với các đối thủ lớn...
2 giờ trước - Theo tính toán của đội ngũ VinaCapital, nếu được xem xét nâng hạng của cả 2 tổ chức FTSE Russell và MSCI, lượng vốn có thể hút ròng lên tới 5 đến 8 tỷ USD.
2 giờ trước - Margin toàn thị trường lên đỉnh nhưng không đi cùng với sự cải thiện của thanh khoản phần nào cho thấy mức độ rủi ro của thị trường chứng khoán đang gia tăng.